TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ - KHAI MỞ TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TƯ DUY - RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH - Hotline: 090 264 1618

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

Quang Liêm lần đầu vào Top 20 thế giới

Dù không đánh ván cờ tiêu chuẩn nào trong tháng 8, Lê Quang Liêm sẽ lần đầu vào Top 20 thế giới theo bảng FIDE tháng 9/2022.

Quang Liêm tiến một bậc trên bảng FIDE, nhờ sự sa sút của Wang Hao (Vương Hạo), khi kỳ thủ Trung Quốc rơi sáu bậc xuống thứ 25. Wang dự Abu Dhabi Masters ở UAE từ 17/8 đến 25/8 với tư cách hạt giống số một, nhưng anh chỉ giành 5,5 trên chín điểm tối đa, mất 13 Elo. Elo hiện tại của Wang chỉ còn 2.722.

Quang Liêm (phải) trong ván đấu Andrey Esipenko ở Biel Grandmaster hôm 22/7 tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: BCF

Quang Liêm (phải) trong ván đấu Andrey Esipenko ở Biel Grandmaster hôm 22/7 tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: BCF

Quang Liêm đang có Elo 2.728, vượt qua Wang để đứng thứ 20 thế giới. Anh sẽ lần đầu đạt vị trí này ở một bảng FIDE trong sự nghiệp. Trước đó, vị trí cao nhất của kỳ thủ TP HCM là thứ 21, với hai lần đạt được năm 2017.

Quang Liêm cũng vươn lên đứng thứ ba châu Á, sau Ding Liren (Đinh Lập Nhân) và Viswanathan Anand. Nhưng anh vẫn còn cách Top 10 thế giới 30 Elo.

Elo hiện tại của Quang Liêm không cao nhất sự nghiệp, khi anh từng đạt 2.739 tháng 8/2017. Nếu tái hiện được mốc Elo đó lúc này, vị trí của anh sẽ là 18.

Trong hè 2022, Quang Liêm dự hai giải cờ tiêu chuẩn ở Prague tháng 6 và Biel tháng 7. Anh tích luỹ được 19 Elo qua hai giải này, trong đó có chức vô địch Biel Grandmaster.

Dự các giải cờ tiêu chuẩn không còn là ưu tiên hàng đầu của Quang Liêm, khi anh đang làm HLV cờ vua trường Webster và Giám đốc học viện SPICE. Kỳ thủ 31 tuổi từng từ chối dự siêu giải Sinquefield Cup 2021 vì bận công việc ở Webster.

Sinquefield Cup 2022 diễn ra từ 2/9 đến 11/9 cũng không có tên Quang Liêm. 10 kỳ thủ dự giải này sẽ là Magnus Carlsen, Ian Nepomniachtchi, Alireza Firouzja, Wesley So, Levon Aronian, Fabiano Caruana, Shakhriyar Mamedyarov, Maxime Vachier-Lagrave, Leinier Dominguez Perez và Hans Niemann.

Carlsen vẫn đứng đứng đầu thế giới với Elo 2.861, hơn người đứng thứ hai Ding tới 53 Elo. Dinh và Nepomniachtchi sẽ chơi trận chung kết cờ vua thế giới 2023, do Carlsen không bảo vệ ngôi Vua cờ.

Theo https://vnexpress.net/

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

Quang Liêm thắng trận thứ ba liên tiếp ở Champions Chess Tour

Lê Quang Liêm kết thúc FTX Crypto Cup ở vị trí thứ tư, sau khi thắng kỳ thủ trẻ số một Mỹ Hans Niemann 2,5-1,5 hôm 21/8.

Trước đối thủ đã thua cả sáu trận trước đó, Quang Liêm gặp nhiều khó khăn ở hai ván đầu tiên. Kỳ thủ số một Việt Nam rơi vào thế thua ở ván đầu dù cầm quân trắng. Thành của Trắng bị phá toang, nhưng Niemann lại không tận dụng được điểm yếu đó. Kỳ thủ trẻ số một Mỹ thậm chí để mất mã rồi thua ngược.

Quang Liêm (phải) trong ván cuối cùng tại FTX Crypto Cup gặp Niemann hôm 21/8 ở Miami, Florida, Mỹ. Ảnh: chụp màn hình

Quang Liêm (phải) trong ván cuối cùng tại FTX Crypto Cup gặp Niemann hôm 21/8 ở Miami, Florida, Mỹ. Ảnh: chụp màn hình

Quang Liêm tiếp tục bị tấn công thành ở ván hai cầm quân đen, khiến anh phải đổi xe lấy mã để hạn chế sức mạnh của Trắng. Lần này Niemann tận dụng được ưu thế để ngăn đối phương phản công bằng cách đổi hậu, đưa về tàn cuộc xe đấu mã. Anh thắng sau 58 nước cờ, để cân bằng tỷ số 1-1.

Cầm quân trắng ở ván ba, Quang Liêm chọn chiến lược đánh bền, thiên về vị trí. Có thời điểm Trắng chiếm ưu thế nhẹ ở trung cuộc, nhưng Niemann không mắc sai lầm nào về vị trí. Kỳ thủ TP HCM phải chấp nhận thế bất biến ba lần và hoà ván này.

Niemann có thể chơi chắc hơn khi cầm quân trắng ở ván cờ nhanh cuối để đưa trận đấu vào tie-break, nhưng anh không làm vậy. Kỳ thủ 19 tuổi chọn phương án đôi công, nhưng Quang Liêm tấn công tốt hơn và đưa tốt đen xuống hàng hai. Trắng buộc phải bỏ tượng lấy tốt, khiến thế cờ về tàn cuộc xe chống xe và tượng. Đen đạt ưu thế thắng và Quang Liêm đánh đúng kỹ thuật để ấn định thắng lợi 2,5-1,5.

Quang Liêm kết thúc giải với ba trận thắng liên tiếp. Qua bảy vòng đầu, anh thắng bốn, và thua ba trận. Cả ba thất bại của anh đều dưới tay kỳ thủ trong Top 6 thế giới. Kỳ thủ Việt Nam giành 12 điểm, cùng tiền thưởng 30.000 USD. Anh đứng thứ tư chung cuộc, sau Magnus Carlsen, Alireza Firouzja và Rameshbabu Praggnanandhaa.

Niemann đang đứng thứ 52 thế giới cờ tiêu chuẩn, với Elo 2.687. Anh là kỳ thủ trẻ số một Mỹ, và số sáu thế giới. Kỳ thủ sinh ra tại San Francisco này không có thành tích tốt ở Tour, nhưng được mời dự giải do các kỳ thủ Trung Quốc như Đinh Lập Nhân và Vi Dịch không thể góp mặt. Niemann thành kỳ thủ đầu tiên trong lịch sử Champions Chess Tour không giành điểm nào ở một chặng chính. Nhưng kỳ thủ 19 tuổi vẫn ra về với phần thưởng tối thiểu 5.000 USD.

Bảng điểm chung cuộc FTX Crypto Cup

TT

Kỳ thủ

Liên đoàn

Điểm

Thưởng (USD)

1

Carlsen

Na Uy

16

40.000

2

Firouzja

Pháp

15

37.500

3

Praggnanandhaa

Ấn Độ

15

37.500

4

Quang Liêm

Việt Nam

12

30.000

5

Duda

Ba Lan

11

27.500

6

Aronian

Mỹ

8

20.000

7

Giri

Hà Lan

7

17.500

8

Niemann

Mỹ

0

5.000

Sau chặng chính thứ hai, Quang Liêm vẫn đứng thứ tư Champions Chess Tour 2022 với tổng thưởng 84.000 USD, sau Carlsen 146.250 USD, Duda 100.500 USD và Praggnanandhaa 96.250 USD. Quang Liêm mới dự bốn chặng của Tour, khi ba người còn lại đã đấu năm chặng.

Chặng tiếp theo của Champions Chess Tour 2022 là chặng thường, dự kiến diễn ra từ 18/9 đến 25/9, theo thể thức trực tuyến. Theo điều lệ giải, Quang Liêm có suất dự chặng này.

Nguồn: https://vnexpress.net/

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2022

ASEAN Para Games lần thứ 11 kết thúc: Cờ vua Việt Nam đóng góp 30 huy chương

 Tại Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games) lần thứ 11 - năm 2022 mới kết thúc tại Indonesia, đội tuyển cờ vua Việt Nam đóng góp 13 Huy chương Vàng (HCV), 6 Huy chương Bạc (HCB), 11 Huy chương Đồng (HCĐ) vào thành tích chung của Đoàn Thể thao Việt Nam (65 HCV, 62 HCB, 56 HCĐ, hạng Ba toàn đoàn). Trong đó, các kỳ thủ của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao Hà Nội đóng góp 12 HCV, 5 HCB, 4 HCĐ. Đó được xem là thành công ngoài mong đợi của cờ vua Hà Nội.

Làm rõ hơn tính xã hội hóa cho cờ vua

 Đội tuyển cờ vua nữ Việt Nam chỉ đứng hạng 53 tại giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) năm 2022, vừa kết thúc tại Ấn Độ. Không kể, nhiều kỳ thủ Việt Nam cũng đang mướt mải tìm thêm hệ số elo quốc tế để có thể được góp mặt ở các giải quốc tế cấp độ cao hơn. Tất cả cho thấy cần hướng đi rõ ràng và mang tính xã hội hóa rõ hơn trong đầu tư cho các kỳ thủ cờ vua.

Đội tuyển nữ cờ vua Việt Nam tham dự Olympiad năm 2022.

Thiếu cọ xát, khó nói chuyện thành tích

Việc đội tuyển cờ vua nữ Việt Nam chỉ đứng hạng 53 tại Olympiad năm 2022 không gây bất ngờ cho người làng cờ Việt Nam. Theo ông Nguyễn Minh Thắng, phụ trách Bộ môn cờ vua - Tổng cục Thể dục Thể thao, Phó Chủ tịch Liên đoàn Cờ Việt Nam, đây là việc bình thường khi các kỳ thủ nữ Việt Nam ít tham dự các giải quốc tế. 

Đó cũng là câu chuyện được nhắc đến liên tục trong thời gian qua. Điều đó cũng dẫn đến việc nhiều kỳ thủ không tích lũy được hệ số elo cần thiết, các danh hiệu quốc tế để đủ điều kiện dự những giải đấu quốc tế. 

Ngay cuối tháng 7 vừa qua, rất nhiều kỳ thủ Việt Nam muốn tham dự các giải đấu trong hệ thống “Giải cờ vua Kiện tướng quốc tế Hà Nội năm 2022”, nhưng cuối cùng đành đứng ngoài cuộc chơi do không đủ điều kiện về hệ số elo. 

Thực tế, từ nhiều năm nay, các kỳ thủ Việt Nam thường phải trông vào sự đầu tư từ đơn vị chủ quản và Tổng cục Thể dục Thể thao để thi đấu quốc tế, tăng hệ số elo, giành chuẩn các danh hiệu quốc tế. Đương nhiên, nguồn ngân sách không bao giờ có thể đáp ứng hết yêu cầu tập huấn, thi đấu quốc tế để tạo nên lực lượng kỳ thủ đông đảo, có trình độ cao trong làng cờ thế giới, có thể giúp cờ vua Việt Nam duy trì thành tích ổn định. Cho nên, đến tháng 8-2022, Việt Nam mới chỉ có 13 Đại Kiện tướng quốc tế nam, trong đó có người được phong danh hiệu này khi đã ngoài 30 tuổi. 

Trong khi đó, giải pháp tổ chức liên tục các giải đấu quốc tế ngay tại Việt Nam, thay vì 1-2 giải mỗi năm, đã bắt đầu được thực hiện. Đây là giải pháp căn cơ để tiết kiệm kinh phí cho vận động viên Việt Nam, giúp họ nhanh chóng có hệ số elo và các danh hiệu quốc tế từ Liên đoàn Cờ vua thế giới như Kiện tướng FIDE, Kiện tướng quốc tế, Đại Kiện tướng quốc tế… Tuy nhiên, để giải đấu thực sự như kỳ vọng vẫn còn chặng đường dài, bắt đầu bằng việc có nền tảng vững chắc từ hệ số elo, danh hiệu của kỳ thủ. 

Liên đoàn Cờ Việt Nam nhìn nhận, khối lượng công việc sẽ rất nặng nề. Trong đó phải tổ chức thật nhiều giải đấu ở trong nước được Liên đoàn Cờ vua thế giới công nhận, giúp vận động viên tích lũy hệ số elo. Từ đây sẽ có nhiều kỳ thủ đủ điều kiện thi đấu các giải quốc tế, để lấy chuẩn các danh hiệu quốc tế, trước mắt tập trung lấy chuẩn Kiện tướng quốc tế.

Kỳ thủ Việt Nam thi đấu tại Giải cờ vua Kiện tướng quốc tế Hà Nội năm 2022.

Cần thêm cú hích

Những diễn biến gần đây cho thấy dấu hiệu tích cực trong việc hỗ trợ các kỳ thủ Việt Nam có điều kiện thi đấu quốc tế với mức kinh phí tiết kiệm nhất mà vẫn đáp ứng yêu cầu chuyên môn. 

Trong 3 tháng qua, tại Hà Nội đã diễn ra 3 giải cờ vua quốc tế do Liên đoàn Cờ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức. Đây là chuyện chưa từng có trong làng cờ vua Việt Nam. Đặc biệt, ở 2 giải đấu gần đây nhất thuộc hệ thống “Giải cờ vua Kiện tướng quốc tế Hà Nội năm 2022”, có 1 kỳ thủ Việt Nam giành được chuẩn Kiện tướng quốc tế; 3 kỳ thủ Việt Nam khác được phong trực tiếp danh hiệu Kiện tướng FIDE. Ngoài ra, nhiều kỳ thủ Việt Nam tăng hệ số elo, trong đó, kỳ thủ Nguyễn Vương Tùng Lâm tăng 198 điểm; Trần Đăng Minh Đức 189 điểm; Trần Đăng Minh Quang 145 điểm; Bành Gia Huy 107 điểm; Hoàng Minh Hiếu 106 điểm…

Phụ trách Bộ môn cờ vua - Tổng cục Thể dục Thể thao, Phó Chủ tịch Liên đoàn Cờ Việt Nam Nguyễn Minh Thắng cho rằng: “Chúng tôi hiểu rằng, khó khăn nhất chính là huy động nguồn xã hội hóa để đồng hành với kỳ thủ. Việc tổ chức các giải quốc tế tại Hà Nội như thời gian qua là hướng đi phù hợp, thể hiện tính xã hội hóa rất cao trong việc phát triển môn cờ vua. Vì thế, Liên đoàn Cờ Việt Nam sẽ đặc biệt coi trọng hướng đi này trong tương lai”. 

Còn Đại Kiện tướng quốc tế Bùi Vinh, Tổng trọng tài, đồng thời tham gia tổ chức các giải trên, cũng nhận định, hiệu quả ban đầu từ việc tổ chức các giải đấu quốc tế tại Việt Nam đã rõ ràng. Nhưng về lâu dài vẫn cần thêm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chung tay tổ chức các giải cờ vua quốc tế tại Việt Nam để tạo thêm cú hích mạnh cho cờ vua Việt Nam. Tuy nhiên, về lâu dài, phải bảo đảm được nguồn lực tài chính ổn định cho tổ chức giải đấu thông qua tài trợ, quảng cáo, phí tham dự từ các kỳ thủ, các sự kiện liên quan… Nếu không, sẽ khó duy trì cách làm này. 

Ông Bùi Vinh cũng khẳng định, một hướng đi khác cần làm rõ là phải đưa các kỳ thủ ra nước ngoài thi đấu càng nhiều càng tốt để được cọ xát ở những sân chơi phát triển hơn về chuyên môn. Trong điều kiện hiện nay, không thể trông chờ kinh phí từ ngân sách mà cần phải có sự chung sức từ các gia đình để cờ vua Việt Nam sớm có nhiều hơn những Kiện tướng quốc tế, Đại Kiện tướng quốc tế ngay trước 18 tuổi. Theo tính toán, để có thể đạt mục tiêu Đại Kiện tướng quốc tế, cần đầu tư gần 1 tỷ đồng/năm cho một kỳ thủ trẻ trong chu kỳ 4-6 năm.  

“Mỗi quốc gia có một chiến lược riêng trong đầu tư cho các kỳ thủ nhưng quan trọng nhất là phải có nguồn lực tài chính. Từ đó có lực lượng ở trình độ cao, giúp nâng vị thế làng cờ vua Việt Nam cũng như duy trì ổn định thành tích trong làng cờ vua thế giới", ông Bùi Vinh nói.

Theo www.hanoimoi.com.vn

Tiếp sức cho các kỳ thủ cờ vua

 Cờ vua Việt Nam đón nhận tin vui khi kỳ thủ Hà Nội Lê Tuấn Minh vừa đạt đủ điều kiện để trở thành Đại kiện tướng quốc tế nam thứ 13 của Việt Nam. Tất nhiên, đó không phải là điểm cuối trong hành trình “tăng trưởng” số lượng Đại kiện tướng quốc tế, Kiện tướng quốc tế của cờ vua Việt Nam cũng như Hà Nội. Để nối dài hành trình đó, chúng ta cần tiếp tục tiếp sức cho các kỳ thủ...

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

Kỳ thủ 16 tuổi toàn thắng tám ván Olympiad cờ vua

 Thần đồng chủ nhà Gukesh Dommaraju gây tiếng vang ở bảng mở rộng Olympiad cờ vua, với chiến thắng thứ tám liên tiếp trước Fabiano Caruana.

Sau tám vòng đấu, Gukesh (Elo 2.684) ngồi bàn một của Ấn Độ 2 và lần lượt hạ Omran Al Hosani (2.047), Kalle Kiik (2.365), Nico. Georgiadis (2.578), Daniele Vocaturo (2.616), Alexei Shirov (2.704), Gabriel Sargissian (2.698), Daniel Cabrera (2.566) và Fabiano Caruana (2.783). Hiệu suất thi đấu của Gukesh lên tới 3.366 - Elo thường chỉ xuất hiện ở những cỗ máy đánh cờ.

Gukesh (trái) trong ván thắng cựu á quân thế giới Fabiano Caruana hôm 6/8 ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh: FIDE

Gukesh (trái) trong ván thắng cựu á quân thế giới Fabiano Caruana hôm 6/8 ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh: FIDE

Gukesh cầm quân đen, đã có ý định hoà Caruana khi Ấn Độ 2 gặp Mỹ ở vòng tám hôm 6/8. Kỳ thủ 16 tuổi chủ động tạo thế bất biến cầu hoà. Nhưng Caruana mạo hiểm đánh thắng bằng nước cờ yếu, do Mỹ đang thất thế ở những bàn thắng. Nhưng Gukesh không cho đàn anh có cơ hội nào và chuyển hoá ưu thế thành thắng lợi.

Elo của Gukesh tăng vọt lên 2.729, đứng thứ 20 thế giới. Còn Caruana đã mất tới 23 Elo tại giải, rơi xuống vị trí 13, thấp nhất trong chín năm qua.

Ấn Độ 2 cũng thắng Mỹ chung cuộc 3-1 để giữ vị trí nhì bảng với bảy trận thắng, một thua. Đội đứng đầu bảng mở rộng vẫn là Armenia, dù không còn Levon Aronian. Ở vòng tám, họ thắng chủ nhà Ấn Độ 1 nhờ chiến thắng quyết định ở bàn một của Sargissian trước Pentala Harikrishna (2.720).

Ở bảng nữ, Việt Nam lại thua sát nút hạt giống số tám Đức. Võ Thị Kim Phụng, Bạch Ngọc Thuỳ Dương và Hoàng Thị Bảo Trâm đều cầm hoà những đối thủ Elo cao hơn. Nhưng ở bàn bốn, kỳ thủ 17 tuổi Nguyễn Thiên Ngân cầm quân đen, thua Jana Schneider.

Thất bại này khiến Việt Nam rơi xuống thứ 31, với 10 điểm qua tám trận. Ở vòng chín diễn ra từ 16h30 chủ nhật 7/8, Việt Nam gặp đội được đánh giá yếu hơn Bỉ. Một lần nữa Mai Hưng được cho nghỉ đấu vòng này. Mục tiêu của Kim Phụng và đồng đội là chiến thắng.

Nguồn: vnexpress.net

Hungary ảnh hưởng thế nào đến cờ vua Việt Nam?

 Khi nhắc đến ảnh hưởng của Hungary và gia đình kỳ thủ Hoàng Thanh Trang đến sự nghiệp cờ vua của anh, Đại kiện tướng Bùi Vinh dùng từ biết ơn.

Khoảng gần 30 năm qua, hầu hết Đại kiện tướng hay Kiện tướng quốc tế Việt Nam đều từng thi đấu và lấy chuẩn ở Hungary. Họ ở đó vài tuần, vài tháng thậm chí nhiều năm. Trong thời gian này, các kỳ thủ Việt Nam đều được gia đình kỳ thủ Hoàng Thanh Trang ở Hungary hỗ trợ mọi thứ vô điều kiện.

Các kỳ thủ hàng đầu Việt Nam sang Hungary thăm Tiến sĩ Hoàng Minh Chương và kỳ thủ Hoàng Thanh Trang năm 2018. Từ trái sang: GM Lê Quang Liêm, TS Hoàng Minh Chương, GM Hoàng Thanh Trang, GM Đào Thiên Hải, WIM Bạch Ngọc Thùy Dương, WGM Nguyễn Thị Mai Hưng, IM Phạm Lê Thảo Nguyên và GM Nguyễn Ngọc Trường Sơn. Ảnh: Thảo Nguyên

Các kỳ thủ hàng đầu Việt Nam sang Hungary thăm Tiến sĩ Hoàng Minh Chương và kỳ thủ Hoàng Thanh Trang năm 2018. Từ trái sang: GM Lê Quang Liêm, TS Hoàng Minh Chương, GM Hoàng Thanh Trang, GM Đào Thiên Hải, WIM Bạch Ngọc Thùy Dương, WGM Nguyễn Thị Mai Hưng, IM Phạm Lê Thảo Nguyên và GM Nguyễn Ngọc Trường Sơn. Ảnh: Thảo Nguyên

Câu chuyện có lẽ bắt đầu trên một chuyến tàu đến thành phố Miskolc, miền đông bắc Hungary. Hai nghiên cứu sinh Việt Nam, Hoàng Minh Chương và Nguyễn Thị Thanh Bình gặp và quen nhau trên con tàu ấy. Hai người có lẽ không nghĩ rằng họ sau này là ân nhân của nhiều kỳ thủ Việt Nam.

Ông Minh Chương từng học chuyên toán Tổng hợp khóa II năm 1966, về sau làm giảng viên Đại học Tổng hợp. Sau thời gian học ở Hungary, ông và bà Thanh Bình về Việt Nam và tổ chức lễ cưới. Năm 1980, họ đón con gái Hoàng Thanh Trang chào đời. Mười năm sau, ông Minh Chương được cử sang Hungary công tác ở Đại sứ quán Việt Nam, lo quản lý và giúp đỡ những nghiên cứu sinh đồng hương. Thanh Trang cũng theo gia đình sang Hungary định cư từ đó.

Ông Minh Chương và bà Thanh Bình sau này mở công ty và khách sạn ở Budapest, ngay sát nhà riêng. Với niềm đam mê cờ vua, gia đình này đã cho nhiều kỳ thủ Việt Nam sang Hungary thi đấu ở cùng nhà riêng hoặc khách sạn của họ. Các kỳ thủ khi sang đó phần lớn còn trẻ, và thường đi một mình nên không thể thiếu sự động viên tinh thần của gia đình kỳ thủ Thanh Trang.

Đại kiện tướng Bùi Vinh là một trong khoảng vài chục kỳ thủ Việt Nam từng sống cùng nhà hoặc khách sạn ông Minh Chương đầu những năm 2000. Kỳ thủ sinh năm 1976 nhiều lần sang Hungary đánh giải, đều được ông giúp đỡ tận tình. Ông Minh Chương không chỉ lo chỗ ăn nghỉ cho các kỳ thủ, còn dạy cho họ phương pháp và tư duy thi đấu. "Ông có rất nhiều phương pháp giúp tôi giữ vững tâm lý thi đấu, điều rất quan trọng trong cờ vua", Bùi Vinh nói. "Chẳng hạn ông giao nhiệm vụ cho tôi trồng cây, làm vườn để quên đi mỗi thất bại".

GM Bùi Vinh và WFM Nguyễn Thiên Ngân - thành viên trẻ nhất của Việt Nam ở Olympiad cờ vua 2022. Ảnh: FBNV

GM Bùi Vinh và WFM Nguyễn Thiên Ngân - thành viên trẻ nhất của Việt Nam ở Olympiad cờ vua 2022. Ảnh: FBNV

Tính tổng thời gian, Bùi Vinh ở cùng gia đình ông Minh Chương hai năm. Anh nói rằng có những kỳ thủ còn sống ở Hungary lâu hơn thế, như Đại kiện tướng Cao Sang ở đó hơn 10 năm. Siêu đại kiện tướng Lê Quang Liêm cũng ở Hungary ba tháng, và có sự hỗ trợ của gia đình này.

FIDE phong danh hiệu Kiện tướng quốc tế (IM) cho Bùi Vinh năm 2002, và Đại kiện tướng (GM) sáu năm sau đó. Việt Nam, thậm chí Đông Nam Á, không có nhiều giải lấy chuẩn IM hay GM. Các kỳ thủ Việt Nam phải đi xa hơn để tìm chuẩn, và Hungary được coi là bến đỗ phù hợp.

Hungary đã có một tổ chức cờ vua từ đầu thế kỷ 19. Đầu thế kỷ 20, họ thường đứng hàng đầu về môn thể thao trí tuệ này, với nhiều lần vô địch đồng đội thế giới. Người sáng tạo phương pháp tính hệ số Elo cờ vua hiện tại (ông Arpad Elo) cũng là người Hungary.

Hungary có một giải đấu lâu đời mang tên First Saturday, diễn ra hàng tháng để các kỳ thủ kiếm chuẩn IM hay GM. Không chỉ Việt Nam, giải còn thu hút nhiều kỳ thủ từ các quốc gia khác sang đánh lấy chuẩn.

Mô hình giải cũng được Bùi Vinh học hỏi, kết hợp với những kinh nghiệm thi đấu ở các nước khác như Mỹ, để tổ chức những giải cờ vua lấy chuẩn GM và IM đầu tiên tại Việt Nam. Giải đấu này đang diễn ra lần thứ hai ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, do Bùi Vinh tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Liên đoàn cờ Việt Nam và Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội.

Việt Nam (phải) trong ván thắng Hungary ở Olympiad cờ vua 2022 hôm 3/8, sau năm lần gặp chỉ hòa và thua trước đó. Ảnh: FIDE

Việt Nam (phải) trong ván thắng Hungary ở Olympiad cờ vua 2022 hôm 3/8, sau năm lần gặp chỉ hòa và thua trước đó. Ảnh: FIDE

So với đất nước có truyền thống đánh cờ vua hàng trăm năm như Hungary, Việt Nam vẫn còn nhiều thứ cần học hỏi. Chiến thắng lịch sử 2,5-1,5 của đội tuyển nữ Việt Nam trước Hungary ở Olympiad cờ vua hôm 3/8 không phải thước đo đánh giá nền cờ hai quốc gia này.

Nhưng cờ vua Việt Nam cũng đang tạo ra những điểm tích cực, bên cạnh chiến thắng của đội nữ. Kỳ thủ số một Lê Quang Liêm cũng đang tiến sát Top 20 thế giới, với cách biệt chỉ một Elo. Các kỳ thủ trẻ cũng có thêm lựa chọn lấy chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam, thay vì phải sang Hungary như trước. Giải cờ vua quốc tế HDBank trở lại vào tháng 10 tới, cũng đánh dấu lần thứ 10 giải được tổ chức. Những sân chơi cờ vua xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam là nền tảng quan trọng để nền thể thao trí tuệ này vươn tầm thế giới trong tương lai.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

Việt Nam hạ Chile ở Olympiad cờ vua

 Võ Thị Kim Phụng, Hoàng Thị Bảo Trâm và Bạch Ngọc Thuỳ Dương cùng        giúp  Việt Nam hạ Chile 3-1 ở vòng bốn bảng nữ Olympiad cờ vua hôm 1/8.

Gặp Chile yếu hơn, Việt Nam tìm lại quỹ đạo thắng một ngày sau khi thua hạt  giống số bốn Ba Lan. Ở ba bàn đầu, Kim Phụng, Bảo Trâm và Thuỳ Dương      cùng thắng. Dù kỳ thủ trẻ nhất đội Nguyễn Thiên Ngân thua khi cầm quân đen,   Việt Nam vẫn bảo đảm tỷ số cách biệt 3-1.

Kỳ thủ 17 tuổi Nguyễn Thiên Ngân trong ván đấu Toro Pradenas ở vòng bốn Olympiad cờ vua tại Chennai, Ấn Độ hôm 1/8. Ảnh: FIDE

Kỳ nữ 17 tuổi Nguyễn Thiên Ngân trong ván đấu Toro Pradenas ở vòng bốn Olympiad cờ vua                    tại Chennai, Ấn Độ hôm 1/8. Ảnh: FIDE

Chiến thắng của Kim Phụng (2.333) ấn tượng khi cô hơn Gomez Barrera (2.210) một tốt ở tàn cuộc nhưng trong thế tượng khác màu. Máy tính đánh giá                  cờ cân bằng, nhưng kỳ thủ nữ số hai Việt Nam gây áp lực khiến đối phương      mắc lỗi, để mất thêm một tốt và thua sau 51 nước cờ.

Cũng cầm quân trắng, tài năng trẻ Thuỳ Dương (2.192) hạ Jara Reyes (1.858)     với ưu thế ba tốt ở tàn cuộc xe. Thuỳ Dương là kỳ thủ nữ duy nhất của              Việt Nam vẫn bất bại đến lúc này. Qua bốn ván, cô thắng ba, hoà một và           kiếm 12 Elo.

Ở ván đấu kết thúc sớm nhất trận, Bảo Trâm (2.288) gặp nhiều khó khăn            hơn khi Morales Flores (1.946) chuẩn bị tốt cho khai cuộc và đạt ưu                      thế thắng. Nhưng đại diện Chile không biết cách tận dụng ưu thế này                    và thua ngược nhanh.

Thất bại duy nhất của Việt Nam đến khi Thiên Ngân (1.912) thua                         Toro Pradenas (1.945). Trong đó, Toro thí mã để tấn công thành đẹp mắt,              rồi đạt thế chiếu hết chỉ sau một nước.

Sau bốn vòng, chỉ còn tám đội toàn thắng ở bảng nữ và đạt tám điểm.                 Việt Nam đang đứng thứ 38 trên 162 đội, với sáu điểm.

Vòng bốn còn chứng kiến hạt giống số một bảng mở rộng Mỹ bị dàn                      kỳ thủ trẻ Uzbekistan cầm hoà. Mỹ vượt lên dẫn nhờ chiến thắng của            Wesley So trước Javokhir Sindarov. Nhưng ĐKVĐ cờ nhanh thế giới           Nodirbek Abdusattorov bất ngờ hạ Fabiano Caruana dù phải cầm quân đen         để cân bằng tỷ số 2-2.

Magnus Carlsen thắng hai trên ba ván đã đấu, nhưng vẫn không cải thiện Elo. Ảnh: FIDE

Magnus Carlsen thắng hai trên ba ván đã đấu, nhưng vẫn không cải thiện Elo. Ảnh: FIDE

Kỳ thủ số một thế giới Magnus Carlsen tìm lại mạch thắng khi hạ số một          Mông Cổ Dambasuren Batsuren. Nhưng Na Uy vẫn bị cầm hoà 2-2.

Theo vnExpress

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618