TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ - KHAI MỞ TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TƯ DUY - RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH - Hotline: 090 264 1618

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

Lê Quang Liêm đánh bại 'vua cờ' Trung Quốc ở Olympiad 2024

Đánh bại đương kim vô địch thế giới Ding Liren, kỳ thủ Lê Quang Liêm giúp đội tuyển cờ vua Việt Nam hòa đội tuyển Trung Quốc 2-2, qua đó xếp thứ nhì ở bảng mở rộng tại Olympiad cờ vua 2024.

Sáng 17-9 (theo giờ Việt Nam), tại Hungary, đội tuyển cờ vua Việt Nam chạm trán đội tuyển Trung Quốc tại bảng mở rộng Olympiad cờ vua 2024. Ở 3 ván đầu, Nguyễn Ngọc Trường Sơn (Elo 2.633) và Lê Minh Tuấn (Elo 2.564) hòa các kỳ thủ Trung Quốc. Trong khi đó, Trần Tuấn Minh (Elo 2.434) thất bại trước Wang Yue (Elo 2.637). Bởi vậy ở ván đấu cuối, Lê Quang Liêm (Elo 2.741) cần thắng Ding Liren (Elo 2.736) để cân bằng tỷ số. Đây được xem là nhiệm vụ không đơn giản đối với vận động viên của Việt Nam khi Ding Liren là đương kim vô địch thế giới.

Kỳ thủ Lê Quang Liêm (bên trái) trong trận gặp Ding Liren. Ảnh: FIDE

Sau gần 5 giờ thi đấu, Lê Quang Liêm đánh bại Ding Liren, giúp đội tuyển cờ vua Việt Nam hòa đội tuyển Trung Quốc 2-2. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một kỳ thủ Việt Nam đánh bại đương kim vô địch thế giới ở cờ tiêu chuẩn.

Trước khi hòa đội tuyển Trung Quốc 2-2, đội tuyển cờ vua Việt Nam gây bất ngờ tại Olympiad cờ vua 2024 khi thắng đương kim vô địch Uzbekistan và hạt giống số 11 Ba Lan. Sau 6 vòng đấu, đội tuyển cờ vua Việt Nam đứng nhì bảng mở rộng với 11 điểm. Đội đứng đầu là Ấn Độ với thành tích toàn thắng sau 6 vòng.

Olympiad cờ vua 2024 diễn ra tại Hungary từ ngày 10 đến 23-9. Giải được coi là Olympic của làng cờ khi quy tụ các kỳ thủ hàng đầu thế giới. Theo thể thức, các đội đấu 11 vòng để xếp hạng, trao huy chương. Mỗi trận, các đội cử 4 kỳ thủ thi đấu với 4 kỳ thủ của đối phương. Mỗi ván thắng được 1 điểm, hòa 0,5 điểm và thua không được điểm. Mỗi trận thắng giúp đội đó được 2 điểm, hòa 1 điểm và thua không có điểm trên bảng xếp hạng.

Thành tích tốt nhất của đội tuyển cờ vua Việt Nam ở bảng mở rộng Olympiad là vị trí thứ 7 vào năm 2012 và 2018. Đây cũng là vị trí cao nhất của đội nữ đạt được năm 2016. Nếu xét kết quả tổng hợp giữa hai bảng, đội tuyển cờ vua Việt Nam từng xếp hạng 9 năm 2018.

HOÀI PHƯƠNG

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2024

Lê Quang Liêm: Điểm tựa của cờ vua Việt Nam

 Lần đầu tiên tham dự đấu trường Olympiad với tư cách kỳ thủ hạng 14 thế giới, Lê Quang Liêm chính là niềm hy vọng lớn nhất của đội cờ vua nam Việt Nam với mục tiêu góp mặt trong Top 10 tại giải lần này.

Trên bảng xếp hạng được Liên đoàn Cờ vua quốc tế (FIDE) công bố đầu tháng 9-2024, Lê Quang Liêm vươn lên vị trí 14. Đây là thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp của anh, cũng là thứ hạng tốt nhất trong lịch sử mà một kỳ thủ Việt Nam chạm tay tới. Lê Quang Liêm đã phải phấn đấu cật lực trong 11 năm để cải thiện 7 bậc trên bảng xếp hạng (từ 27 lên 20) vào năm 2022, mất thêm một năm để góp mặt trong Top 15 thế giới hồi tháng 8-2023 và thêm 13 tháng tiếp theo để vươn lên vị trí thứ 14 như hiện tại.

Lê Quang Liêm cùng đội cờ vua Việt Nam thi đấu tại Olympiad 2024 (Ảnh: FIDE)

Có trong đội hình một siêu đại kiện tướng thuộc nhóm dẫn đầu (trang chủ FIDE thông báo Lê Quang Liêm sở hữu Elo cao thứ 10 tại Olympiad 2024), đội tuyển nam Việt Nam có quyền mơ đến thứ hạng cao tại sự kiện cờ vua hàng đầu thế giới này. Lê Quang Liêm chưa ra quân nhưng với đẳng cấp vượt trội, tuyển Việt Nam - Elo trung bình 2.593 - đã dễ dàng giành chiến thắng trước đội tuyển Liechtenstein, hạng hạt giống 117 và Elo trung bình chỉ 2.072.

Nếu chiến thắng của 3 kỳ thủ gạo cội Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Lê Tuấn Minh và Trần Tuấn Minh đã được dự báo thì màn trình diễn của kỳ thủ 15 tuổi Bành Gia Huy lại rất đáng ghi nhận. Cậu bé này vừa nhận đủ chuẩn để được phong danh hiệu Kiện tướng quốc tế (IM). Ở lần đầu tiên khoác áo đội tuyển quốc gia, kỳ thủ quê Hà Nội đã không phụ lòng tin cậy của ban huấn luyện và các đồng đội đàn anh khi giành chiến thắng trước Martin Schadler - đối thủ kém cậu hơn 500 Elo.

Theo kết quả bốc thăm, tuyển Việt Nam sẽ gặp Bangladesh ở ván thứ nhì. Đội cờ vùng Nam Á là hạt giống thứ 65 của giải và có Elo trung bình 2.377. Nhiều khả năng Lê Quang Liêm sẽ được sắp xếp ngồi bàn 1 tại trận đấu này. Bởi lẽ, nhiệm vụ của anh là "giải quyết" các đối thủ khó mà tuyển Việt Nam sẽ phải đối đầu trên đường tiến sâu vào giải năm nay.

Không chịu kém các đồng nghiệp nam, đội tuyển nữ với đội hình xuất trận gồm Võ Thị Kim Phụng, Lương Phương Hạnh, Bạch Ngọc Thùy Dương và Lê Thanh Tú đã thắng áp đảo 4-0 trước Tunisia dù kỳ thủ chủ lực Phạm Lê Thảo Nguyên vẫn chưa lộ diện. Đối thủ tiếp theo của tuyển nữ Việt Nam (Elo 2.285) là CH Ireland (Elo 2.020).

Đào Tùng

Cờ vua Việt Nam toàn thắng vòng 2 Olympiad

 Hai kỳ thủ trẻ Bành Gia Huy và Bạch Ngọc Thùy Dương gặp đôi chút khó khăn trước các đối thủ của mình nhưng cả hai đội nam nữ Việt Nam đều giành được thắng lợi ở vòng 2 Olympiad cờ vua 2024.

Không chút chủ quan trước Bangladesh, đội cờ vua Nam Á có Elo trung bình 2.377, Ban huấn luyện tuyển nam Việt Nam quyết định đưa kỳ thủ chủ lực Lê Quang Liêm vào thi đấu ở bàn số 1 để "giải quyết" đối thủ mạnh Rahman Fahad (2.419). 

Sát cánh cùng siêu đại kiện tướng duy nhất của Việt Nam ở vòng đấu này là Lê Tuấn Minh, Trần Tuấn Minh cùng kỳ thủ trẻ Bành Gia Huy trong khi Nguyễn Ngọc Trường Sơn không tham gia thi đấu.

Những tính toán của tuyển Việt Nam thực sự hợp lý, bởi ngoài Bành Gia Huy cầm quân đen và chia điểm với Murshed Niaz (2.318), ba kỳ thủ còn lại đều giành chiến thắng như dự báo: 

Lê Quang Liêm đánh bại Rahman Fahad sau 34 nước đi, Lê Tuấn Minh thắng Reja Neer Manon (2.417) còn Trần Tuấn Minh cần 40 nước đi để vượt qua Hossain Enamul (2.354).

Lê Quang Liêm và Thảo Nguyên xuất trận, cờ vua Việt Nam toàn thắng vòng 2 Olympiad- Ảnh 2.

Tuyển Việt Nam vươn lên trong số 24 đội có thành tích tốt nhất

Giành trọn 4 điểm sau hai vòng đầu tiên, tuyển Việt Nam vươn lên vị trí đồng hạng 23 với Ukraine trong tổng số 39 đội đang sở hữu thành tích toàn thắng. Với thứ hạng này, đội sẽ đối đầu cùng Kazakhstan, một êkip có thực lực khá mạnh của vùng Trung Á với Elo trung bình 2.513.

Lê Quang Liêm và Thảo Nguyên xuất trận, cờ vua Việt Nam toàn thắng vòng 2 Olympiad- Ảnh 3.

Phạm Lê Thảo Nguyên và Trisha Kanyamarala (CH Ireland)

Tại bảng nữ, ở cuộc chạm trán vòng 2 với CH Ireland, kỳ thủ chủ lực Phạm Lê Thảo Nguyên chính thức xuất trận, đảm trách vị trí bàn số 1 thay cho Võ Thị Kim Phụng. Tương tự diễn biến ở trận đấu của đội nam, trừ Bạch Ngọc Thùy Dương buộc phải chia điểm với Mirza Diana (1.962) trong thế trận giằng co khi đôi bên chỉ còn Xe, Tượng cùng ba quân Chốt, ở ba bàn còn lại, Thảo Nguyên, Lương Phương Hạnh và Lê Thanh Tú đều giành chiến thắng.

Lê Quang Liêm và Thảo Nguyên xuất trận, cờ vua Việt Nam toàn thắng vòng 2 Olympiad- Ảnh 4.

Tuyển nữ Việt Nam thắng CH Ireland ở vòng 2

Chiến thắng thứ nhì liên tiếp đưa tuyển nữ Việt Nam lên nhóm đội đồng hạng 7 ở vị trí 13. Đội sẽ gặp "láng giềng Đông Nam Á" là Singapore ở vòng ba. 

Đội tuyển đảo quốc sư tử đưa đến giải đội hình không quá mạnh, Elo trung bình chỉ 1.927 với duy nhất Gong Qianyun sở hữu Elo cá nhân 2.250, nhưng cũng kịp giành chiến thắng ở cả hai vòng đấu mở màn.

Ở vòng đấu này, ghi nhận chung là màn trình diễn khá chật vật của các đội mạnh tại bảng nam. "Vua cờ" Magnus Carlsen không ra trận, đội tuyển hạt giống số 6 Na Uy đã bị Canada (hạt giống 50) cầm hòa. CH Ireland (hạt giống 64) bất ngờ chia điểm với Israel (hạt giống 20); Estonia (hạt giống 60) buộc Serbia (hạt giống 16) phải chấp nhận hòa còn Mông Cổ (hạt giống 63) làm được điều tương tự trước CH Czech (hạt giống 19). 

Trung Quốc dù vẫn thắng Chile nhưng nhà vô địch thế giới Ding Liren bị Cristobal Henriquez Villagra cầm chân ở bàn số 1.

Lê Quang Liêm và Thảo Nguyên xuất trận, cờ vua Việt Nam toàn thắng vòng 2 Olympiad- Ảnh 5.

Ding Liren gặp khó ở cuộc đối đầu với Cristobal Henriquez Villagra (Chile, trái)

Tại bảng nữ, một trong những ứng cử viên hàng đầu là Georgia chỉ thắng Montenegro với tỉ số 3-1. 

Đương kim vô địch Ukraine cũng có trận đấu khó khăn trước Lithuania khi chỉ vượt qua đối thủ cùng thuộc Liên bang Xô viết cũ với tỉ số 2,5 – 1,5. Yuliia Osmak (2.471) để thua Olena Martynkova (2.176) ở bàn 1 còn ở bàn 4, Evgeniya Doluhanova (2.304) phải chấp nhận bắt tay hòa với Gabija Simkunaite (2.005).

Theo Báo Người Lao Động

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

Carlsen đè bẹp Fizrouja, vô địch Speed Chess Championship 2024

 Kỳ thủ số một thế giới Magnus Carlsen thắng trận chung kết đậm nhất lịch sử Speed Chess Championship, khi hạ Alireza Firouzja 23,5-7,5 tại Paris.

Firouzja từng thắng áp đảo Hikaru Nakamura ở bán kết, nhưng không còn thể hiện được phong độ tương tự khi gặp Carlsen. Trận chung kết này diễn ra giữa một vị vua và hoàng tử làng cờ, theo quan điểm của Đại kiện tướng Daniel Naroditsky. Và Carlsen cho thấy anh vẫn xứng đáng với ngai vàng.

Carlsen nâng Cup Speed Chess sau khi thắng Firouzja ở Paris, Pháp tối 8/9/2024. Ảnh: Chess

Carlsen nâng Cup Speed Chess sau khi thắng Firouzja ở Paris, Pháp tối 8/9/2024. Ảnh: Chess

Firouzja nhập cuộc ngang ngửa, thậm chí dẫn trước Carlsen 2,5-1,5 ở ván thứ tư. Nhưng kể từ đó, kỳ thủ 21 tuổi chỉ thắng thêm ba trong 27 ván còn lại, với 8 ván cuối cùng toàn thua. Chung cuộc, Carlsen thắng cách biệt 16 điểm, chênh lệch lớn nhất ở một trận chung kết Speed Chess Championship. Tỷ số các thể thức lần lượt là 6-3, 8-2 và 9,5-2,5.

Carlsen từng tuyên bố sẽ không bảo vệ ngôi Vua cờ, trừ khi người thách đấu là Firouzja. Nhưng kỳ thủ Pháp gốc Iran không thể giành giành suất vào chung kết cờ vua thế giới 2023, vì thế Carlsen cũng từ chối tham dự. Kỳ thủ Na Uy thường không hài lòng với bản thân ngay cả khi chiến thắng, nhưng lần này thì khác. "Điều hài lòng nhất ở trận chung kết là tôi thể hiện tốt hơn trong những lúc gần cạn giờ, vì thông thường Firouzja mạnh hơn ở tình huống đó", Carlsen nói.

Firouzja dù sao cũng vừa trải qua năm 2024 đáng nhớ, với chức vô địch Grand Chess Tour 2024, nhận tổng cộng 323.750 USD tiền thưởng. Anh không tỏ ra thất vọng nhiều sau khi thua Carlsen. "Tôi rất mừng vì một kỳ thủ như Carlsen có thể thắng tôi theo cách này", anh nói. "Ở tuổi 21, tôi mà thắng mọi trận đấu thì sẽ rất chán. Điều đó là động lực để tôi cải thiện bản thân".

Những danh hiệu lớn của Carlsen. Ảnh: Chess

Những danh hiệu lớn của Carlsen. Ảnh: Chess

Speed Chess Championship diễn ra thường niên, từ 2016, nhưng mới có hai kỳ thủ từng vô địch là Carlsen bốn lần và Nakamura năm lần. Tuy nhiên, Carlsen mới dự giải năm lần, chỉ một năm không vô địch là 2022. Trong khi, kỳ thủ Mỹ gốc Nhật Bản chưa bỏ lỡ giải nào.

Giải diễn ra theo thể thức cờ chớp (blitz) và siêu chớp (bullet), trực tuyến. Nhưng từ bán kết mùa này, giải diễn ra tại một địa điểm ở Paris, Pháp, có nhiều khán giả theo dõi. Mỗi trận đấu diễn ra trong 180 phút, trong đó 90 phút cho những ván cờ 5+1 (5 phút cho mỗi bên, thêm 1 giây sau từng nước đi), 60 phút cho cờ 3+1 và 30 phút cho cờ 1+1.

Carlsen 34 tuổi, cho biết anh sẽ tiếp tục thi đấu cờ nhanh chớp một thời gian nữa, dù không còn nhiều hứng thú ở cờ tiêu chuẩn. "Tôi sẽ tiếp tục dự giải nhiều lần nữa, và kỳ thủ nào muốn khẳng định bản thân sẽ cần phải vượt qua tôi", anh nhấn mạnh.

Xuân Bình

Tuyển Việt Nam tham dự Olympiad cờ vua

Với những kỳ thủ hàng đầu như Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Lê Tuấn Minh, Trần Tuấn Minh, Bành Gia Huy (nam) và Phạm Lê Thảo Nguyên, Võ Thị Kim Phụng, Lương Phương Hạnh, Lê Thanh Tú, Bạch Ngọc Thùy Dương (nữ), đội tuyển Việt Nam đã có mặt tại Budapest - Hungary để tham dự Olympiad cờ vua lần thứ 45 năm 2024.

Đây là sự kiện thể thao tranh tài theo thể thức đồng đội hàng đầu của môn cờ vua ở cấp độ thế giới, diễn ra 2 năm/lần. Giải năm nay được tổ chức từ ngày 10 đến 23-9 với sự tham dự của 190 đội nam tại bảng Open và 180 đội nữ, thi đấu theo hệ Thụy Sĩ gồm 11 vòng các ván cờ tiêu chuẩn.

Theo giới chuyên môn, với sự hiện diện của bộ ba Lê Quang Liêm - Nguyễn Ngọc Trường Sơn - Trần Tuấn Minh, tuyển nam Việt Nam có thể tái hiện kỳ tích xếp hạng 7 Olympiad 2018, thậm chí cải thiện được thứ hạng chung cuộc so với 6 năm trước dù chỉ được xếp trong nhóm hạt giống 21 tại Budapest lần này.

 

Đại kiện tướng Lê Quang Liêm (trái) trong màu áo đội tuyển Việt Nam thi đấu tại Olympiad 2024. Ảnh: LÂM MINH

Về phía tuyển nữ, sự trở lại của Phạm Lê Thảo Nguyên có thể giúp đội Việt Nam ổn định được cả về lối chơi lẫn thứ hạng sau khi chỉ xếp vị trí 53 chung cuộc ở giải đấu cách đây 2 năm.

Nếu Thảo Nguyên, Võ Thị Kim Phụng và Bạch Ngọc Thùy Dương là những gương mặt khá quen thuộc với đấu trường Olympiad thì sự trở lại của Lương Phương Hạnh (sau 10 năm) và Lê Thanh Tú (16 năm) được xem là ẩn số của đội hạt giống số 20 Việt Nam tại giải năm nay

Đ.Tùng

Ánh sáng nhiệm màu trên bàn cờ vua

'Từ hoàn cảnh và trải nghiệm của bản thân, tôi hiểu rõ cờ vua là một môn thể thao trí tuệ, vô cùng bổ ích đối với trẻ em và đặc biệt là trẻ khiếm thị. Vì vậy, tôi luôn mong muốn mở những lớp dạy cờ vua miễn phí', kỳ thủ khiếm thị môn cờ vua Nguyễn Thị Mỹ Linh chia sẻ.



Trong đoàn vận động viên (VĐV) khuyết tật bộ môn cờ vua Việt Nam, cái tên Nguyễn Thị Mỹ Linh không chỉ được biết đến là VĐV mang “vàng” về cho đoàn mà còn bởi nghị lực vươn lên tuyệt vời của cô gái sinh năm 1995.

Năm 2023 là một dấu mốc đáng nhớ với Mỹ Linh khi cô giành thành tích xuất sắc tại Đại hội Thể thao người khuyết tật toàn quốc với 2 tấm Huy chương vàng (HCV), 1 Huy chương bạc (HCB), 1 Huy chương đồng (HCĐ) mang về cho Đoàn thể thao người khuyết tật TP Hà Nội. Cùng năm, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trao tặng Mỹ Linh giải thưởng Thanh niên Sống đẹp 2023.

Ít ai biết rằng, Mỹ Linh vốn sinh ra là một đứa trẻ khỏe mạnh. Khi lên 5 tuổi, gia đình phát hiện em bị khối u ở não và phải phẫu thuật, di chứng để lại khiến đôi mắt của Mỹ Linh không còn nhìn thấy ánh sáng. “Bản thân tôi từ hồi bé đã nghe mọi người nói rằng, người khiếm thị thì chẳng làm được gì cả và sẽ là gánh nặng cho gia đình, họ luôn luôn cần người chăm sóc và phục vụ, lúc đó tôi rất buồn. Tuy nhiên, dần dần tôi nhận ra những người khiếm thị cũng có những khả năng riêng, chỉ khác biệt về việc tiếp cận. Và khi trao cho họ cơ hội và sự tiếp cận phù hợp thì họ hoàn toàn có thể cống hiến khả năng, sức lực trong mọi lĩnh vực”, Mỹ Linh cho biết.

Sau đó, Mỹ Linh được gia đình cho đi học tại Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, trường dành cho trẻ em khiếm thị. Với thành tích học tập tốt, Mỹ Linh là một trong số ít học sinh được chuyển lên học tại Trường THPT Thăng Long - nơi Linh được học cùng các bạn mắt sáng.

Mỹ Linh đã giành được một số thành tích học tập nổi bật như HCV cuộc thi Thách thức công nghệ thông tin dành cho thanh thiếu niên khuyết tật toàn cầu, giải nhì cuộc thi viết kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản... và sau này là tấm bằng cử nhân của Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Bước ra ánh sáng trên bàn cờ vua

Cờ vua đến với Mỹ Linh như duyên trời định. Khi anh trai chơi cờ vua cùng bạn tại nhà, cô em gái tò mò ngồi nghe các anh đọc tên quân cờ, nước đi từng quân. Mỹ Linh đã nhờ anh trai hướng dẫn cách chơi và hứng thú với bộ môn này. Khi học đến lớp 8, niềm yêu thích cờ vua của Mỹ Linh được nâng thêm một nấc khi em có điều kiện chơi thường xuyên với các bạn tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu.

Tuy nhiên, cờ vua là môn thể thao trí tuệ vốn đã khó với người sáng mắt chứ chưa nói tới người khiếm thị, nên việc học cờ vua là cả một quá trình, thách thức rất lớn với Mỹ Linh. “Đối với người lành lặn, họ có thể quan sát bàn cờ bằng mắt thì đối với người khiếm thị phải sử dụng đôi tay và bộ não hình dung các ô bàn cờ và quân cờ để nhớ được vị trí quân đang đứng ở đâu. Sau đó, tính toán và ghi nhớ để đưa ra những nước đi phù hợp”, Mỹ Linh cho biết.

Năm 2014, Mỹ Linh gia nhập đội cờ vua người khuyết tật TP Hà Nội, tham gia giải đấu lớn đầu tiên cấp toàn quốc và cô gái đã mang về 1 HCB, 1 HCĐ. Năm 2017, Mỹ Linh chính thức trở thành VĐV của đội tuyển cờ vua người khuyết tật quốc gia và tham dự ASEAN Para Games 2017, giải đấu quốc tế đầu tiên, Mỹ Linh gặt hái được 1 HCV và 1 HCB.

Đặc biệt, tại Đại hội Thể thao người khuyết tật châu Á năm 2018, Mỹ Linh xuất sắc mang về tấm HCV cá nhân nội dung cờ nhanh, hạng thương tật B2/B3. “Khi giành được HCV, tôi rất hạnh phúc. Đặc biệt, khi khoác lá quốc kỳ trên vai và hát vang Quốc ca ở đấu trường quốc tế, niềm tự hào trong tôi dâng lên rất lớn”, Mỹ Linh tâm sự.

Huấn luyện viên cờ vua Bùi Quang Vũ, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao Hà Nội, chia sẻ: “Tôi đã phát hiện ra tài năng VĐV Nguyễn Thị Mỹ Linh ngay những buổi tập đầu tiên. Mỹ Linh thể hiện sự thông minh và bao quát bàn cờ rất tốt. Chính vì vậy, tôi luôn động viên em phấn đấu trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp và giờ em đã gặt hái được nhiều thành công”.

Ngoài giờ luyện tập cờ vua, Mỹ Linh là một người vợ thảo hiền, một người mẹ tần tảo. Anh Lê Huy Hào, chồng của Mỹ Linh, chia sẻ: “Có thể nói, có một cô vợ là VĐV đã mang lại rất nhiều cung bậc cảm xúc cho tôi cùng vợ. Có những đợt thi đấu, Mỹ Linh phải đi tới 15 ngày, hai bố con ở nhà cảm thấy rất hồi hộp như đang đi thi cùng mẹ. Tôi vô cùng tự hào vì có người vợ giỏi chuyên môn và đảm đang việc nhà”. Tuy hạn chế về ánh sáng, nhưng Mỹ Linh luôn nỗ lực đi tìm ánh sáng cho trẻ em khiếm thị. Nữ kỳ thủ tích cực tham gia các hoạt động gây quỹ mổ mắt miễn phí cho trẻ em khiếm thị của một tổ chức xã hội và tham gia dự án Tủ sách chữ nổi - Nhịp cầu thế giới.

Chia sẻ về ước muốn trong tương lai, Mỹ Linh cho biết, cô muốn mở những lớp học cờ vua miễn phí cho trẻ khiếm thị. Khi biết chơi cờ vua, các em sẽ có thêm hoạt động vui chơi những lúc rảnh rỗi. Không chỉ vậy, cờ vua còn giúp trẻ em nâng cao năng lực tư duy, khả năng hình dung và góp phần giúp trẻ em khiếm thị học các môn văn hóa tốt hơn. “Tôi luôn có một niềm tin tưởng sâu sắc rằng, khi mình cố gắng không ngừng để trở nên tốt đẹp, cuộc sống và mọi điều xung quanh cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Hãy luôn tự tin vào bản thân dám nghĩ, dám ước mơ và dám thực hiện những điều trước đây tưởng như mình không thể làm được”, Mỹ Linh chia sẻ.

Anh Nguyễn Hữu Tú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, cho biết: "Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam rất quan tâm và tạo điều kiện cho những điển hình như Mỹ Linh để truyền cảm hứng nghị lực vượt qua khó khăn cho người khuyết tật. Từ đó, họ có thể trở thành người có ích, đóng góp nhiều hơn cho đất nước".

                                                                                       TRẦN THỊ THÚY VÂN

Đằng sau thành công của kiện tướng quốc tế 13 tuổi

 Ở tuổi 13, kỳ thủ Đầu Khương Duy đã đạt chuẩn đại kiện tướng quốc tế. Đằng sau thành công của kỳ thủ nhí này là sự ủng hộ cũng như đồng hành tuyệt vời của người bố kiến trúc sư.

Truyền cảm hứng cho con

Cuối tháng 7 vừa qua, kỳ thủ Việt Nam Đầu Khương Duy đã đi vào lịch sử cờ vua Việt Nam khi trở thành cái tên trẻ nhất đạt một chuẩn đại kiện tướng quốc tế (muốn được công nhận đại kiện tướng cần ba chuẩn). 

Thời điểm lập thành tích trên, Khương Duy vừa bước qua tuổi 13, kỷ lục trước đó thuộc về kỳ thủ Nguyễn Ngọc Trường Sơn, lập khi 14 tuổi 2 tháng.

Đằng sau thành công của kiện tướng quốc tế 13 tuổi- Ảnh 1.

Kiến trúc sư Đầu Bắc là người truyền cảm hứng cờ vua cho con trai.

Với người hâm mộ cờ vua tại Việt Nam, Khương Duy không phải cái tên xa lạ. 

Tuy nhiên, rất ít người biết, phía sau kỳ thủ nhí này là sự ủng hộ cũng như đồng hành tuyệt vời của gia đình, đặc biệt là người bố kiến trúc sư ngành giao thông – anh Đầu Bắc (SN 1985).

Gặp chúng tôi giữa một buổi trưa hè nắng gay gắt, gương mặt người đàn ông gần tứ tuần nhễ nhại mồ hôi nhưng vẫn rạng ngời khi nhắc tới cờ vua và cậu con trai Khương Duy. 

Anh kể, mình vốn mê cờ vua từ thời còn đi học nhưng chỉ thực sự tìm hiểu sâu khi cho con trai học cờ vua.

"Tôi tìm hiểu về các VĐV hàng đầu thế giới như Kasparov, Magnus Carlsen… và nhận thấy nếu có sự đam mê, chăm chỉ thì có thể thành công ở bộ môn này. 

Cờ vua là môn thể thao sử dụng nhiều đến trí nhớ trong khi cháu Duy từ nhỏ đã bộc lộ khả năng ghi nhớ rất tốt. 

Tôi có niềm tin cháu sẽ thành công nếu cháu thực sự tập trung và được đầu tư đúng hướng", anh Bắc nói.

Từ suy nghĩ ban đầu như vậy, anh đã truyền cảm hứng và hướng con trở thành VĐV chuyên nghiệp. 

"Bản thân Duy là cậu bé rất hiếu thắng nên thích chơi cờ với bố để chiến thắng. 

Đó cũng là lý do cháu học và tập luyện chăm chỉ để rồi tiến bộ không ngừng. 

Khi cháu lớn hơn, tôi cùng thày của cháu đã phải vạch ra kế hoạch cụ thể, tham gia các giải đấu để tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức", anh Bắc chia sẻ.

Vay mượn để con đi thi đấu

Cũng theo kiến trúc sư Đầu Bắc, do hiếu thắng nên ở nhiều giải đấu, Khương Duy bị áp lực phải thắng đè nặng: "Tôi phải động viên để giúp cháu lấy lại cân bằng. 

Tôi chưa bao giờ đặt mục tiêu thành tích trước khi cháu thi đấu, nhưng đặc thù của thể thao đối kháng thì áp lực không tránh khỏi".

Đằng sau thành công của kiện tướng quốc tế 13 tuổi- Ảnh 2.

Kỳ thủ Đầu Khương Duy đạt chuẩn đại kiện tướng khi mới 13 tuổi.

Luôn tìm cách giải tỏa áp lực cho con, nhưng bản thân vợ chồng anh Bắc cũng phải đối diện với áp lực nhất định, đặc biệt là vấn đề tài chính. 

Nếu như ở hệ thống giải trẻ Duy sẽ được Nhà nước hỗ trợ thì những giải đấu tầm quốc tế để nâng cao trình độ, tích lũy hệ số thì gia đình và HLV phải tự túc toàn bộ chi phí.

Trong khi đó, những giải đấu tầm cỡ hầu hết đều diễn ra ở châu Âu nên việc đi lại, ăn ở rất tốn kém. 

Như chuyến thi đấu gần nhất lấy chuẩn đại kiện tướng của Duy tại Hungary tốn khoảng 150 triệu đồng. Toàn bộ số này do gia đình và HLV Lương Trọng Minh bỏ ra.

Theo tìm hiểu, gia đình Khương Duy không dư giả về mặt tài chính. Bố mẹ kỳ thủ này đều làm công ăn lương. 

Chính bởi vậy, việc lo chi phí cho con thi đấu nước ngoài liên tục là gánh nặng không nhỏ. "Vợ chồng tôi vẫn bảo nhau, cố gắng hết sức để cháu có thể phát triển tốt nhất trong khả năng. 

Thực sự, có những thời điểm tôi phải vay mượn anh em, bạn bè mới đủ tiền để cháu đi thi đấu. 

Bên cạnh đó, thày của cháu cũng rất tâm huyết và không quản khó khăn để luôn đồng hành cùng cháu", ông bố kiến trúc sư bộc bạch.

Luôn đồng hành cùng con

Bên cạnh việc tạo điều kiện tốt nhất cho con, anh Bắc cũng luôn theo dõi sát những giải đấu con trai tham dự. 

Thậm chí, nhiều ván đấu diễn ra lúc nửa đêm anh vẫn cố gắng thức xem trọn vẹn.

Trước mỗi chuyến thi đấu tại nước ngoài, vợ chồng anh đều chuẩn bị cho con nhiều đồ ăn yêu thích. 

Ngoài ra, dù biết có thày bên cạnh nhưng anh Bắc vẫn gọi điện nhắc nhở con sinh hoạt, ăn ngủ điều độ để đảm bảo trí lực cho giải đấu.

Với lịch trình tập luyện và thi đấu dày đặc, Khương Duy có rất ít thời gian bên gia đình. 

Những lúc hiếm hoi được bên con, anh Bắc sắp xếp để cùng con chơi bóng đá hoặc bóng bàn, cầu lông để giúp con giải phóng năng lượng, có thêm cảm hứng cho chặng đường phía trước.

"Một năm cháu thi đấu nước ngoài khoảng 12 - 13 lần, nhanh thì 10 ngày, lâu thì cả tháng. Cộng thêm lịch học văn hóa, tập luyện nên không mấy khi ở nhà. 

Rất may cháu có ý thức tự giác, tự lập nên bố mẹ gần như không phải nhắc nhở bao giờ", bố kỳ thủ kiện tướng quốc tế bày tỏ.

Dù đồng hành cùng con ở mọi giải đấu nhưng theo anh Đầu Bắc, giải anh nhớ nhất là giải U8 thế giới tại Sơn Đông, Trung Quốc năm 2019. 

Tại giải này, Khương Duy chỉ còn 5% cơ hội có huy chương khi cần phải thắng và các bàn khác phải hòa.

May mắn, kỳ thủ nhí tới từ Việt Nam đã thắng ván cuối và đạt huy chương đồng. 

Thời điểm này, Duy mới học cờ vua 1 năm và chưa có huy chương cờ tiêu chuẩn trẻ quốc gia. Duy cũng là VĐV duy nhất của Việt Nam giành huy chương tại giải này.

Theo Báo Giao Thông

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618