TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ - KHAI MỞ TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TƯ DUY - RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH - Hotline: 090 264 1618

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

GIÚP TRẺ TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN LÀNH MẠNH VÀ TÍCH CỰC

GIÚP TRẺ TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN LÀNH MẠNH VÀ TÍCH CỰC 

Đánh giá bản thân là kỹ năng thẩm định thừa nhận giá trị chúng ta có. Ở trẻ nhỏ khả năng này hình thành và phát triển khi con ở độ tuổi mẫu giáo và chịu ảnh hưởng từ người lớn. Ý nghĩa thực sự của đánh giá bản thân tốt là:
–              Có nhìn nhận tốt về bản thân mình
–              Có thái độ tích cực
–              Phần lớn thời gian đều hài lòng về bản thân mình
–              Có cái nhìn đúng đắn, thực tế và khách quan
Ban đầu sự hình thành kỹ năng này đến từ gia đình những nhận xét như: “Con là đứa trẻ hư”, “Bin là đứa lì lợm, bướng bỉnh”, “Chíp ăn tham”…chỉ là cách đánh giá từ hành vi của trẻ ở thời điểm nhất định, nhưng lại là những đánh giá sơ khai nhất để hình thành khả năng tự đánh giá bản thân trẻ dưới con mắt của người lớn. Dần dà theo thời gian con có thái độ công nhận những ý kiến này và tự mặc định bản thân là như thế.
Giúp trẻ tự đánh giá bản thân
Ngay từ đầu cha mẹ cần xây dựng sự đánh giá lành mạnh và khách quan từ chính bản thân mình, từ các thành viên trong gia đình góp phần tạo nên cái nhìn và đánh giá bản thân lành mạnh ở trẻ. Đến tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo khả năng tự đánh giá bản thân của con bị ảnh hưởng bởi thầy cô và bạn bè, những người con gặp và giao tiếp hàng ngày . Từ những biểu hiện của con mà ta có thể nhìn nhận được khả năng đánh giá của con đang ảnh hưởng từ đâu để kịp thời uốn nắn, định hướng.

YÊU THƯƠNG VÀ CHẤP NHẬN là một yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình hành sự đánh giá bản thân lành mạnh của trẻ.

Sự yêu thương và chấp nhận này cần được cha mẹ bộc lộ thể hiện để con cảm nhận từ đó hình thành khả năng đánh giá bản thân đúng đắn, không mang tính chụp mũ phiến diện cảm tính. Về mặt này không chỉ cha mẹ  cả những người có tiếp xúc và gây ảnh hường tới con như  thầy cô, bạn bè, người thân cũng cần thể hiện tình yêu thương và chấp nhận  giúp tạo nên môi trường lành mạnh giúp con đánh giá tích cực về bản thân.
Cha mẹ  đừng quên:
– Yêu thương con mình một cách không điều kiện;
– Bộc lộ tình yêu, sự chấp nhận của bạn với trẻ thông qua các cảm xúc, sự quan tâm, lo lắng;
– Hãy dành thời gian ở bên con mình: để chơi đùa, làm việc và cùng nhau thư giãn;
– Hãy chỉ ra cho con bạn thấy rằng bạn yêu thương trẻ bằng cách ôm trẻ vào lòng;
– Hãy khen ngợi trẻ khi trẻ đạt được điều gì đó và nói với trẻ rằng bạn yêu trẻ.

1.Biểu hiện của trẻ tự ý thức về bản thân sai lệch:
–              Trẻ quá tự ti hoặc quá kiêu ngạo
–              Trẻ luôn sợ sai: không dám làm không giám nói
–              Chỉ chơi với những bạn giỏi hoặc xinh đẹp
–              Trẻ thường đưa ra những nhận xét không tốt về người khác
–              Trẻ luôn thấy mình quan trọng

  1. Giúp trẻ học cách tự ý thức về bản thân và đánh giá một cách khách quan:
Để biết cách đánh giá bản thân mình một cách đúng đắn, đầu tiên đứa trẻ phải học cách đánh giá người khác.
Sự đánh giá riêng của đứa trẻ về người khác về những cử chỉ và những phẩm chất của họ phụ thuộc vào hai yếu tố:

* Sự đánh giá của trẻ phụ thuộc vào thái độ, tình cảm của trẻ đối với người khác:

Chuẩn thái độ, hành vi mà trẻ có được từ chính các câu chuyện kể, đặc biệt là truyện cổ tích: trẻ phân biệt tốt xấu qua chính hành động, hành vi của các nhân vật cổ tích qua đó hình thành khái niệm về hành vi tốt xấu của đứa trẻ, bên cạnh đó là tình cảm chủ quan của đứa trẻ: yêu thích ai đó thì người đó tốt, không yêu thích thì người đó xấu.

* Sự đánh giá của đứa trẻ phụ thuộc vào sự đánh giá của người lớn:

” Mẹ tớ bảo tớ không nên chơi với bạn ấy, vì bạn ấy không tốt, bạn ấy hay đánh tớ”
” Mẹ tớ bảo cô A dữ lắm”
Chính những câu chuyện cổ tích và sự đánh giá của người lớn cung cấp cho trẻ những chuẩn mực quy tắc hành vi để đánh giá.
Đứa trẻ càng lĩnh hội được những chuẩn mực và những quy tắc hành vi thì chúng càng trở thành những thước đo để đứa trẻ sử dụng trong việc đánh giá người khác và tự ý thức về bản thân mình.
Vì vậy, người lớn cần giúp hình cho trẻ chuẩn mực và quy tắc hành vi đánh giá một cách khách quan nhất. Giúp trẻ phân biệt hành vi tốt, xấu, nhận ra được cái đúng, sai trong mối quan hệ hàng ngày. Từ đó giúp trẻ không chỉ biết nhìn nhận các hành vi một các đúng đắn mà còn biết nhận ra cái sai để sửa đổi.
Bên cạnh đó, người lớn cũng cần làm gương cho trẻ trong việc sử dụng lời nói, hành động để đánh giá người khác một cách tích cực, khách quan và tế nhị.

3.Bảng tự đánh giá bản thân (5-8 tuổi)
Giúp trẻ tự đánh giá bản thân
CleverKids có sưu tầm được mẫu đánh giá bản thân cho trẻ từ  5 – 8 tuổi, cha mẹ có thể in ra và cho con tự đánh giá bản thân thông mẫu đánh giá với hình ảnh và chỉ dẫn rõ ràng bằng cách nhấp vào link dưới đây để tải về và in cho con tự đánh giá và ngay tối nay.

0 nhận xét:

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618