TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ - KHAI MỞ TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TƯ DUY - RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH - Hotline: 090 264 1618

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Cờ Vua Và Hội Chứng Tự Kỷ Ở Trẻ Em

Cờ vua là môn thể thao phù hợp với rất nhiều trẻ em và người lớn mắc hội chứng tự kỉ. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này còn quá ít ỏi, thậm chí trên phạm vi toàn thế giới. Kinh nghiệm chỉ ra rằng cờ vua thúc đẩy xã hội, tình cảm và nhận thức.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một chứng rối loạn thần kinh bẩm sinh. Những triệu chứng thường gặp của tự kỷ là: kỹ năng xã hội hạn chế, nhu cầu về tính cấu trúc, gặp vấn đề về cảm xúc, khả năng thấu cảm, tự nhận thức về bản thân, ngôn ngữ, năng lực sáng tạo và vận động. Những người mắc bệnh tự kỷ gặp một số khó khăn trong việc điều hợp các giác quan. Người tự kỷ thường chỉ đặc biệt quan tâm tới một số sở thích nhất định của mình. Họ đối diện với những phức tạp của thế giới bên ngoài bằng cách ẩn náu, giấu mình trong những thói quen và cử chỉ rập khuôn lặp đi lặp lại. Chứng Rối loạn tự kỷ có thể chia ra thành các loại sau: tự kỷ điển hình, MCDD (Rối loạn phát triển phức tạp), rối loạn Asperger và PDD-NOS (Rối loạn phát triển lan tỏa) .
Ước tính cứ khoảng 200 người thì có 1 người mắc chứng rối loạn tự kỷ. Tỷ lệ nam mắc phải nhiều gấp 6 lần nữ. Người tự kỷ có thể phát triển hơn các phẩm chất của bản thân nếu họ được sống trong môi trường phù hợp với mình.
          “Chiến tích” cho Jaap de Vries
“Chiếu hết!” – Jaap de Varie ( 9 tuổi) hãnh diện thông báo. Sau một đợt tấn công Vua đối thủ, Jaap đã dành được điểm số thứ 3 trong cuộc thi Cờ vua quốc gia dành cho học sinh ở Gouda. “Tốc độ tấn công của em như tên lửa phóng lên bầu trời”, cậu bé la lên vì vui sướng.
hcckt01
Jaap không thực sự thích thú khi giao tiếp với người lạ. Nhưng mọi chuyện sẽ thay đổi nếu Jaap đồng ý chơi một vài ván cờ với họ. Sau đó, Jaap liên tục nói trong lúc di chuyển quân cờ của mình: “ Nếu em chơi cờ, em sẽ học được rất nhiều, rất nhiều thứ. Đây thực sự là một môn thú vị”. Jaap muốn chơi cờ thật giỏi. “ Đây chính là một chiến tích”, Jaap nói.
          Jaap  bị mắc hội chứng Asperger. Vì thế, cậu có ít mối liên hệ với cuộc sống xã hội. Giữa các vòng đấu, cậu bé chơi trò chơi trên máy nintendo của mình. Thưc tế, đây chính là sợi dây kết nối giữa cậu với những đứa trẻ khác, những đứa trẻ đến gần Jaap để xem cậu chơi game.  “Nếu bạn chia sẻ sự quan tâm của mình, cậu bé sẽ cởi mở hơn”, bà Annemieke – mẹ cậu bé tâm sự.  “ Cờ vua là trò chơi mang tính chất cá nhân lớn, nhưng đối với Jaap, nó ẩn chứa rất nhiều cơ hội để cậu có thế tiếp cận với những đứa trẻ khác và cuộc sống bên ngoài.”
          Jaap tiếp nhận âm thanh mạnh mẽ hơn bất kể ai, mẹ cậu nói. “ Não của cậu bé không lọc bỏ được những tạp âm”. Đây chính là lý do giải thích tại sao cậu phải đeo một máy cản âm khi chơi cờ cùng những đứa trẻ khác. Khi chơi cờ, cậu bé chơi thêm cả rubik rắn để giảm căng thẳng, giảm áp lực và có thể thoải mái trò chuyện hơn.
          Jaap chơi cờ hàng tuần ở CLB De Wijker Toren. Jan Sunnige là giáo viên hướng dẫn cho nhóm gồm 4 học viên mới. Jan Sunnige nói: “Jaap có mối quan hệ tốt với những đứa trẻ trong nhóm, còn những đứa trẻ khác thì không”.
          “Ở CLB cờ vua, Jaap dần dần xây dựng được mối quan hệ với mọi người”, Mẹ cậu nói. “ Jaap không có bạn bè trong khu phố. Nhưng ở CLB cờ vua, cậu cảm thấy thoải mái như ở nhà”.
         Maarten Beekhuis: Kết nối thông qua cờ vua
           Sắp tới, Maarten Beekhuis (26 tuổi) sẽ có buổi trình diễn đầu tiên tại đội thứ hai của Homburg Apeldoorn. Anh ấy đạt điểm số 2126 – tính theo hệ số đo trình độ của người chơi cờ vua ( ELO). “Tôi chơi cờ đã 20 năm rồi. Khi chơi, tôi hoàn toàn bị thôi miên nhưng tôi không hề vất vả. Tôi cho rằng tôi thích cờ vì tôi giỏi nó”.
hcckt02
          Maarten phải chịu đựng các triệu chứng điển hình của căn bệnh tự kỉ. Sau khi ở một vài năm ở Leo Kanner House (trung tâm trị liệu cho thanh thiếu niên mắc tự kỉ) ở Hà Lan  của Doorwerth. Bây giờ anh ấy sống trong một ngôi nhà được bảo trợ ở Twello, nơi anh làm việc bán thời gian ở thư viện công cộng. “Cuối ngày, tôi làm những công việc thường ngày như đi shopping hay nấu nướng. Tôi cũng thử sức với máy tính. Tôi đọc và chơi Scrabble.”
          Là một kỳ thủ, Maarten đã đạt được một vài thành công. Anh trở thành nhà vô địch Hà Lan với đội E-team của De Schaakmaat và với đội trường học thành phố Gymnasium ở Apeldoom. Tại giải vô địch thiếu niên Hà Lan (dưới 12 tuổi), anh  xếp thứ tư.
“Có thể tôi khép kín hơn phần lớn mọi người, nhưng tôi thích có những mối quan hệ xã hội. Chứng tự kỉ của tôi đã ngăn cản điều đó”. Những người tự kỉ hiểu mọi thứ theo nghĩa đen. “Thỉnh thoảng mọi người nói, nhưng hàm ý điều gì đó và tôi thường không hiểu. Điều đó làm tôi cảm thấy tự ti.”
          Tự kỉ có nhiều dạng khác nhau. “Trong nhiều trường hợp, tự kỉ có thể di truyền và có những dấu hiệu rõ ràng: trong trường hợp của tôi, tôi cần sự tổ chức và sự rõ ràng. Sự cầu toàn khiến tôi không thể phân chia vấn đề chính với vấn đề thứ yếu. Và thử nghiệm những thứ mới thật đáng sợ với tôi”.
        Trong suốt cuộc đấu, Maarten hoàn toàn nhập tâm. “Tôi có khả năng tập trung rất cao. Thông qua viện sức khỏe GGNet, tôi chơi bóng trong nhà. Điều đó thật thú vị nhưng nó cũng thật khó khăn. Tôi là 1 người suy nghĩ chậm chạp và tôi không thể nắm bắt tình hình ngay lập tức: tôi nên chuyền quả bóng đi hay tự mình đá vào gôn”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
*** TP. Hồ Chí Minh ***

Trụ sở : 61 Đường D5, Phường 25, Quận  Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Quận 2: 1511 Đường Nguyễn Hoàng, Phường An Phú, Quận 2, TP HCM

Quận 337 Đường số 4, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, TP HCM

Quận 9 : 2A1 Đường 359, Phường Phước Long B, Quận 9, TP HCM

Quận Gò Vấp: 111 Đường Nguyễn Thái Sơn, P.4, Q.Gò Vấp, TP HCM

*** Bình Dương ***
- Thuận An : A1B101 CC Becamex, KDC Viêt Sing, Phường An Phú - TX.Thuận An - Bình Dương
 - Tân Uyên : Số 123 Khu phố Khánh Hòa, Phường Tân Phước Khánh, Tân Uyên, Bình Dương
-----------------------------------------------------
Email : coquocte@gmail.com
Điện thoại : 08.6274.55.88    -   Hotline : 090.264.1618

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 - Những người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử cờ tướng và cờ vua Việt Nam

Vietnamchess: Nhân dịp ngày Phụ nữ Quốc tế 8/3/2014, PGS. TS. Lưu Đức Hải có bài viết về các nữ danh kỳ đầu tiên của Việt Nam ở cả 2 môn cờ Tướng và cờ Vua, với lời chúc mừng tốt đẹp nhất gửi đến các kỳ thủ nữ trên toàn quốc, luôn thành công với sự nghiệp của mình.

PGS. TS. Lưu Đức Hải,
Nguyên thành viên Tiểu ban huấn luyện Liên đoàn Cờ Việt Nam

I. NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ CỜ TƯỚNG VIỆT NAM

1. Hồ Xuân Hương - Người phụ nữ thi kỳ song tuyệt (1772-1822)
Hồ Xuân Hương (1772-1822) là một nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn (thân sinh của bà) thì dòng họ này đã suy tàn.
Một trong những bài thơ nổi tiếng của Hồ Xuân Hương cho ta thấy bà là một tâm hồn thi - kỳ (thơ - cờ) song tuyệt trong số bốn thú chơi tao nhã (cầm - kỳ - thi - họa) của những tao nhân mặc khách thời bấy giờ, đó là bài thơ Đánh cờ.
Về bài thơ này ông Lê Kim Giao đã có bình luận như sau:
Hắc giả tiên hành (Quân đen đi trước) là luật cờ cổ, ở đây chàng đi trước, quân màu đen là đúng. “Chàng chọn trận Mã cục biến thành trung Pháo tiến Binh 5, Xe quá hà, phát triển đều về 2 vế. Nàng chọn trận bình phong lên Tượng sớm... lên Sĩ Tượng cùng vế để ra Xe tranh tiên. Chiến lược và chiến thuật rất minh bạch, tỏ rõ Hồ nữ sĩ rất am tường nghệ thuật cờ”.
Với bài thơ Đánh cờ, Hồ Xuân Hương đã trở thành kỳ thủ nữ đầu tiên trong lịch sử cờ Tướng Việt Nam ở cuối thế kỷ 18, đầu 19 mà đến nay còn ghi chép lại được.
Đánh Cờ
Tác giả: Hồ Xuân Hương

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc, 
Đét đồn lên đánh cuộc cờ người. 
Hẹn rằng đấu trí mà chơi, 
Cấm ngoại thủy không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết, 
Để đôi ta quyết liệt một phen. 
Quân thiếp trắng, quân chàng đen, 
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa, 
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên. 
Hai xe hà, chàng gác hai bên, 
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý, 
Đem tốt đầu dú dí vô cung, 
Thiếp đang mắc nước xe lồng, 
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu 
Thua thì thua quyết níu lấy con. 
Khi vui nước nước non non, 
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
phunu 1
Hình 1: Một cuốn sách giới thiệu về Hồ Xuân Hương (Wikipedia, 2013)
2. Bà Vân (Thanh Trì, Hà Nội) - Đấu thủ nữ đầu tiên của Giải cờ Tướng lễ hội chùa Vua (1951) và Giải cờ Tướng lễ hội đền Hai Bà (1957)
Một lần nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật Lê Kim Giao (một tâm hồn thi - kỳ song tuyệt) đến thăm lão kỳ thủ nổi tiếng một thời thuộc nhóm Ngũ Tốt, đó là Trương Trọng Bảo (sinh năm 1921) ở 132 phố Bà Triệu (Hà Nội) vào một sớm mưa to cuối hạ, tuy đã 88 tuổi nhưng vẫn còn ung dung, minh mẫn.
phunu 2Hình 2: Ông Trịnh Bá Sinh, danh thủ nhóm cờ Tướng Bạch Mai (Hà Đông) đấu thủ của bà Vân năm 1951 (ảnh trái) 
và quang cảnh đội cờ Người xuất trận tại lễ hội chùa Vua 1992 (ảnh phải) (Ảnh: Tác giả sưu tầm).
Ông Bảo đã kể lại cho ông Lê Kim Giao một câu chuyện đã diễn ra ở lễ hội chùa Vua năm 1951, chuyện rằng: "Ông Trịnh Bá Sinh (Hình 2), một cao thủ cờ Tướng, khi đang thi đấu ở vòng tam thắng thì có một phụ nữ ở huyện Thanh Trì tên là Vân xin vào dự giải, vì là nữ nên chị Vân được ưu tiên cho qua vòng đấu sơ khảo (gọi là khảo trịch), lại được ông Sinh vui vẻ nhận tiếp trận thi đấu cờ bỏi, bày giữa bàn cờ rộng trên sân chùa Vua. Sau 16 nước cờ khai cuộc, ông Sinh bị mất một Mã, ông xin chuyển sang thi đấu cờ bàn, lui vào đánh ở trong phòng. Kết quả ông Trịnh Bá Sinh đã bị thua bà Vân ván cờ này. Bực mình vì lần đầu tiên thua cờ phụ nữ, ông Sinh đã từ bỏ không bao giờ chơi cờ nữa. Bà Vân cũng chỉ xuất hiện có một lần, không được giải gì năm đó. Mấy năm sau người ta không thấy bà đến dự giải nữa" (Lê Kim Giao, 2009; Trương Trọng Bảo, 2013).
Tuy nhiên 6 năm sau đó, vào tháng 3/1957 tại Giải cờ Tướng lễ hội đền Hai Bà, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Hình 3) người ta lại thấy bà Vân xuất hiện và đăng ký tham dự giải. Ngày 9/3/1957 diễn ra trận đấu chung kết. Kết quả là giải nhất đã về tay Nguyễn Tấn Thọ, giải nhì là Nguyễn Thi Hùng và giải ba là Lục Văn Chi. Bà Vân, người phụ nữ cao cờ và cũng là nữ kỳ thủ duy nhất của giải cờ Tướng nam năm ấy đã lọt vào đến tam thắng và đã được Ban tổ chức trao giải khuyến khích.
phunu 3Hình 3: Quang cảnh lễ hội đền Hai Bà, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), 
nơi bà Vân tham dự giải cờ Tướng 1957 (Ảnh: pda.vietbao.vn, 2009).
3. Trần Kim Xuyến (Hải Phòng) - Đấu thủ nữ đầu tiên của Giải cờ Tướng liên tỉnh miền Bắc (1969)
Năm 1965 và 1968 tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra 2 Giải cờ Tướng liên tỉnh miền Bắc đầu tiên (1965) và Giải cờ Tướng liên tỉnh miền Bắc lần thứ hai (1968). Tham dự các giải đấu này là các kỳ thủ nam đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đến Giải cờ Tướng liên tỉnh miền Bắc lần thứ ba (1969) một sự kiện bất ngờ đã diễn ra, đó là sự xuất hiện của một kỳ thủ nữ đến từ "thành phố hoa phượng đỏ" Hải Phòng.
Tháng 10/1969 Ban Thể dục Thể thao thành phố Hải Phòng đã tổ chức Giải cờ Tướng nhằm tuyển chọn đội tuyển cờ Tướng của thành phố tham dự Giải cờ Tướng liên tỉnh miền Bắc lần thứ ba (1969) được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Kết quả là đấu thủ Trịnh Bá Siêu đã đoạt giải nhất.
Đội Hải Phòng tham dự Giải cờ Tướng liên tỉnh miền Bắc 1969 bao gồm các đấu thủ: Trịnh Bá Siêu, Lý Kiệt Và, Bùi Gia Vân, Từ Quốc Phàn và Trần Kim Xuyến (Hình 4). Năm ấy Hải Phòng có 2 đấu thủ cờ Tướng là nữ, song Trần Kim Xuyến do thi đấu tốt hơn nên đã được lựa chọn trong đội tuyển cờ Tướng Hải Phòng. Trần Kim Xuyến (6/4/1942) là đấu thủ nữ cờ Tướng đầu tiên tham gia giải đấu với các đấu thủ nam ở các tỉnh miền Bắc. Danh thủ Trần Kim Xuyến hiện đang sinh sống tại ngôi nhà số 27, nhà D37, ngõ 37 Nguyễn Bình, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
phunu 4Hình 4: Đội cờ Tướng Hải Phòng: Danh thủ Trịnh Bá Siêu (ảnh trái) đoạt giải nhất cờ Tướng thành phố Hải Phòng 1969, 
Trần Kim Xuyến (ảnh giữa, đấu thủ nữ đầu tiên của Giải cờ Tướng nam liên tỉnh miền Bắc 1969) và Lý Kiệt Và (ảnh phải) (Ảnh: Tác giả sưu tầm).
4. Lê Thị Hương (TP. Hồ Chí Minh) - Đấu thủ nữ đầu tiên đoạt ngôi vô địch Giải cờ Tướng nữ Toàn quốc (1994)
Gia đình Lê Thị Hương hiện sống ở đường Trần Quang Khải, TP. Hồ Chí Minh. Lê Thị Hương sinh năm 1961, hồi nhỏ Hương nghịch ngợm như nam giới, ông bố muốn con bớt nghịch nên đã dạy cô chơi cờ Tướng. Không ngờ cô bé Hương có năng khiếu bẩm sinh đó đã lần lượt đánh thắng bố và các anh. Từ đó tên tuổi Hương lừng lẫy khắp vùng, đánh đâu thắng đó.
Năm 1993, TP. Hồ Chí Minh bắt đầu có giải cờ Tướng dành cho nữ, quận 4 thấy Hương chơi cờ giỏi nên đã mời cô vào đội cờ Tướng của quận. Rồi cô được tiếp kiến “ngũ ca” Quách Anh Tú của nhóm Thất Đang, khi đó đang là Chủ tịch Hội cờ TP. Hồ Chí Minh. Chỉ sau vài nước đi, ông Tú đã phát hiện ngay tài năng đầy hứa hẹn ở nữ kỳ thủ này. Ông Tú đã tuyển Lê Thị Hương vào đội tuyển TP, rồi cử đi Bắc Kinh thi đấu. Ngay lần đầu tiên đến với vũ đài cờ Tướng quốc tế, Lê Thị Hương đã đạt hạng 4 giải vô địch thế giới. Cùng năm đó, cô giành luôn hạng 3 Giải các danh thủ châu Á tại Thái Lan và được phong ngay là kiện tướng quốc tế. Từ 1994 đến 2001, Lê Thị Hương liên tục giành các danh hiệu vô địch quốc gia (1994, 1995, 1996, 1997, 2000...) và các giải thứ hạng cao quốc tế khác...
Với những thành tích đó Lê Thị Hương đã trở thành nữ kỳ thủ đầu tiên đoạt giải vô địch cờ Tướng nữ quốc gia, vào năm 1994 (Hình 5).
phunu 5Hình 5: Danh thủ Lê Thị Hương (TP. Hồ Chí Minh, người thứ 2 từ phải sang trái) 
vô địch cờ Tướng nữ quốc gia đầu tiên của Việt Nam 1994 (Ảnh: Tác giả sưu tầm).
5. Ngô Lan Hương (TP. Hồ Chí Minh) - Đấu thủ nữ Việt Nam đầu tiên đoạt giải cao Giải vô địch cờ Tướng nữ thế giới (giải ba 2007, giải nhì 2009)
Ngô Lan Hương sinh ngày 12/1/1979 tại quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, là một Đại kiện tướng quốc tế môn cờ Tướng. Cô từng 10 lần đoạt chức quán quân Giải vô địch cờ Tướng nữ Việt Nam (2001, 2003, 2005-2011, 2013), hai lần liên tiếp vô địch châu Á lần 15 và 16 (2011, 2013) và là kỳ thủ nữ Việt Nam đầu tiên đoạt giải ba Giải vô địch cờ Tướng nữ thế giới 2007 và giải nhì 2009.
Ngô Lan Hương sớm biểu lộ năng khiếu chơi cờ, cô bắt đầu tập cờ tại đội năng khiếu quận 5 từ năm 1993 cùng lứa với các kỳ thủ Trương Lê Hoàng, Vũ Thị Thu, Mai Xuân Cường...
Dấu ấn đỉnh cao đầu tiên của Ngô Lan Hương là vào năm 2001, khi vượt qua danh kỳ Lê Thị Hương, nhà nữ vô địch cờ Tướng đầu tiên của Việt Nam, để giành được chức vô địch cờ Tướng quốc gia 2001.
Tại Giải vô địch cờ Tướng nữ thế giới 2007 tổ chức tại Ma Cao (Trung Quốc), Ngô Lan Hương đã đoạt được giải ba và trở thành kỳ thủ nữ Việt Nam đầu tiên giành được thứ hạng cao ở giải này. Tiếp đó đến Giải vô địch cờ Tướng nữ thế giới 2009 tổ chức tại Sơn Đông (Trung Quốc) Ngô Lan Hương lại đoạt giải nhì. Gần đây nhất, vào tháng 9/2013 Ngô Lan Hương đã đoạt ngôi vô địch cờ Tướng nữ châu Á được tổ chức tại Sydney (Úc) (Hình 6).
Với những thành tích đó Ngô Lan Hương đã trở thành nữ kỳ thủ đầu tiên của Việt Nam đoạt giải cao ở giải vô địch cờ Tướng thế giới, với giải ba 2007 và giải nhì 2009
Hình 6: Ngô Lan Hương (bên phải) xuất sắc đánh bại các kỳ thủ Trung Quốc để lên ngôi vô địch cờ Tướng châu Á 2013 (Ảnh: Vietnamchess).
 .

II. NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ CỜ VUA VIỆT NAM

1. Vũ Thị Quỳnh (Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội) - Đấu thủ nữ đầu tiên đoạt ngôi vô địch Giải cờ Vua nữ Hà Nội (1982)
Vào năm 1975 tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra Giải (tập huấn) cờ Vua lần đầu tiên, tuy nhiên không có đấu thủ nữ nào tham dự giải này. Bảy năm sau, thành phố Hà Nội đã tổ chức Giải vô địch cờ Vua nữ lần đầu tiên, diễn ra từ ngày 2/9 đến ngày 16/9/1982. Tham dự giải này bao gồm 8 đấu thủ nữ đầu tiên của thủ đô Hà Nội, đó là: Vũ Thị Quỳnh (Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội), Nguyễn Anh Thư (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) và 6 đấu thủ nữ của Bộ Xây dựng là Phạm Thị Hòa, Lê Minh Phương, Bạch Thị Bính, Bùi Thị Kim, Nguyễn Thị Tuấn Anh (Viện Kinh tế xây dựng) và Đỗ Tú Lan (Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn) (Hình 7).
Sau khi thi đấu vòng tròn một lượt giữa 8 đấu thủ, kết quả như sau: Nhất: Vũ Thị Quỳnh (Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội), Nhì: Phạm Thị Hòa (Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng), Ba: Nguyễn Anh Thư (Viện Quản lý Kinh tế Trung ương), Tư: Lê Minh Phương (Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng).
Với thành tích đó Vũ Thị Quỳnh đã trở thành nữ vô địch cờ Vua đầu tiên của thủ đô Hà Nội vào năm 1982. Bốn đấu thủ đứng đầu của giải này đã được cử đi tham dự Giải vô địch cờ Vua nữ quốc gia được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1983.
phunu 6Hình 7: Các đấu thủ cờ Vua nữ đầu tiên của thủ đô Hà Nội, từ trái qua phải: 1. Vũ Thị Quỳnh, vô địch cờ Vua nữ Hà Nội 1982; 2. Phạm Thị Hòa, giải nhì 1982;
3. Nguyễn Anh Thư, giải ba 1982; 4. Đỗ Tú Lan (Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn, Bộ Xây dựng) (Ảnh: Tác giả sưu tầm).
2. Phạm Hương Giang (Trường PTCS Trưng Vương) - Đấu thủ nữ thiếu niên đầu tiên đoạt ngôi vô địch Giải cờ Vua nữ Hà Nội (1983)
Tiếp theo đó vào năm 1983, sau khi Giải vô địch cờ Vua quốc gia 1983 kết thúc, lúc này đấu thủ nữ cờ Vua ở Hà Nội đã tăng thêm nhiều về số lượng và chất lượng, thành phố tiếp tục tổ chức Giải vô địch cờ Vua nữ Hà Nội 1983 vào cuối tháng 12/1983 và kết thúc vào ngày 1/1/1984. Đặc biệt ở giải này một số lượng VĐV nữ thiếu niên và trẻ vừa được đào tạo bài bản từ các trung tâm cờ Tướng của các đơn vị thuộc thành phố đã tham dự giải. Những đấu thủ nổi danh thời đấy như: Phạm Hương Giang (Trường PTCS Trưng Vương), Nguyễn Thanh Thúy, Nguyễn Trần Thủy Trinh (Trường PTCS Việt Nam - Cu Ba), Trương Thị Hải Đường (Bộ Tài chính)… đã tham dự giải (Hình 8). Kết quả là: Nhất: Phạm Hương Giang (Trường PTCS Trưng Vương, 13 tuổi), Nhì: Trương Thị Hải Đường (Bộ Tài chính); Ba: Nguyễn Thanh Thúy (Trường PTCS Việt Nam - Cu Ba, 13 tuổi)
phunu 7
Hình 8: Từ trái qua phải: 1. Phạm Hương Giang, vô địch cờ Vua nữ Hà Nội 1983; 2. Trương Thị Hải Đường, giải nhì; 

3. Nguyễn Thanh Thúy, giải ba; 4. Nguyễn Trần Thủy Trinh (Ảnh: Tác giả sưu tầm).
Với thành tích đó Phạm Thị Hương Giang trở thành đấu thủ nữ thiếu niên đầu tiên của Hà Nội đoạt ngôi vô địch Giải cờ Vua nữ Hà Nội 1983, khi mới 13 tuổi.
Tất cả những danh thủ nữ cờ Vua đầu tiên ấy của Hà Nội đến nay đều đã thành đạt trong sự nghiệp riêng của mình: Vũ Thị Quỳnh trở thành VĐV/HLV môn cờ Vua và là một trong số 5 thành viên đầu tiên của Tiểu ban huấn luyện thuộc Liên đoàn Cờ Việt Nam; Nguyễn Anh Thư hiện nay là Phó tổng thư ký của Liên đoàn Cờ Việt Nam; Phạm Hương Giang là VĐV cờ Vua nữ đầu tiên của Việt Nam theo học Đại học TDTT ở Liên Xô, bộ môn cờ Vua, hiện là Ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Cờ Việt Nam; Đỗ Tú Lan hiện là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Xây dựng, hàm Vụ trưởng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị; Trương Thị Hải Đường hiện là Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính…
3. Phạm Thị Hòa (Bộ Xây dựng, Hà Nội) - Đấu thủ nữ đầu tiên đoạt ngôi vô địch nữ cờ Vua quốc gia (1983)
Năm 1983 tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra Giải vô địch nữ cờ Vua quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Giải được diễn ra từ ngày 12/4 đến 28/4/1983, bao gồm 7 đấu thủ nữ, thi đấu vòng tròn một lượt, đó là: Vũ Thị Quỳnh, Phạm Thị Hòa (Hà Nội 1); Nguyễn Anh Thư, Lê Minh Phương (Hà Nội 2); Trần Thị Ngọc Bích, Hoàng Thị Hường (Bình Trị Thiên) và Nguyễn Thị Công (Lạng Sơn) (Hình 9). Kết quả như sau: Nhất: Phạm Thị Hòa (Bộ Xây dựng, Hà Nội), Nhì: Nguyễn Anh Thư (Hà Nội), Ba: Trần Thị Ngọc Bích (Bình Trị Thiên), Tư: Vũ Thị Quỳnh (Hà Nội)
phunu 8
Hình 9: Giải cờ Quốc tế (nay là cờ Vua) nữ toàn quốc 1983, từ trái qua phải: 1. Phạm Hương Giang, vô địch Hà Nội 1983; 2. Trần Thị Ngọc Bích (Bình Trị Thiên), giải ba toàn quốc 1983; 3. Hoàng Thị Hường (Bình Trị Thiên); 4. Vũ Thị Quỳnh (Hà Nội), thứ tư toàn quốc 1983, vô địch Hà Nội 1982; 5. Trương Thị Hải Đường (Bộ Tài chính), giải nhì Hà Nội 1983; 6. Nguyễn Anh Thư (Hà Nội), giải nhì toàn quốc 1983, giải ba Hà Nội 1982 (Ảnh: Tác giả sưu tầm).
Với kết quả đó đấu thủ Phạm Thị Hòa (Bộ Xây dựng, Hà Nội) đã trở thành nữ vô địch cờ Vua đầu tiên của Việt Nam, 1983.

III. NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ ĐẦU TIÊN LÀ DANH THỦ LƯỠNG KỲ (CỜ TƯỚNG VÀ CỜ VUA) TRONG LỊCH SỬ CỜ TƯỚNG / CỜ VUA VIỆT NAM

Thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đã xuất hiện “Tam nữ kiệt lưỡng kỳ” ở tỉnh Bình Định, một tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền Trung. Một kỳ thủ thi đấu xuất sắc cả cờ Vua, cờ Tướng đã là hiếm (chẳng hạn Trần Văn Ninh của thành phố Đà Nẵng từng là kiện tướng cả hai loại cờ nhưng hiện nay chỉ còn thi đấu cờ Tướng), thế mà cả đội nữ Bình Định đều là danh thủ lưỡng kỳ thì thật là hiện tượng "Độc nhất vô nhị" ở Việt Nam.
Châu Thị Ngọc Giao đoạt danh hiệu vô địch cờ Vua đấu nhanh thế giới lứa tuổi 14 nữ vào cuối năm 1995 ở Paris, em còn là một trong những nữ kỳ thủ cờ Tướng xuất sắc nhất Việt Nam. Kiện tướng lưỡng kỳ Châu Thị Ngọc Giao còn nhiều lần giành được ngôi vô địch trẻ quốc gia cả cờ Vua, cờ Tướng; là á quân cờ Tướng nữ toàn quốc các năm 1995 và 1997; vô địch cờ Tướng nữ toàn quốc năm 1999; đoạt cúp đồng giải cờ Tướng nữ châu Á 1997 và được phong kiện tướng quốc tế.
Ba nữ danh thủ Châu Thị Ngọc Giao, Hoàng Hải Bình và Trần Thị Minh rất gắn bó với nhau trên cả hai "mặt trận" cờ Tướng và Vua. Trong thời gian thập niên 1990 sự thành đạt của họ thật vẻ vang: Vô địch cờ Tướng đồng đội toàn quốc 1997, huy chương đồng cờ Vua đồng đội toàn quốc 1997 và huy chương bạc Giải cờ Vua các đội mạnh toàn quốc 1998.
Trong 4 năm liền (1994 đến 1997) nữ đại kiện tướng quốc tế Lê Thị Hương (TP. Hồ Chí Minh) tuy đã giành ngôi vô địch cờ Tướng nữ quốc gia, nhưng cũng không ít lần đã phải buông cờ trước Châu Thị Ngọc Giao, thế nhưng người đem về ngôi vô địch cờ Tướng nữ toàn quốc 1998 và 2004 lại là nữ kỳ thủ tài năng Hoàng Hải Bình, quê hương Bình Định (Phong Vân, 1998).
Vậy là Châu Thị Ngọc Giao, Hoàng Hải Bình và Trần Thị Minh đã trở thành “Tam nữ kiệt lưỡng kỳ” đầu tiên ở Việt Nam hồi thập niên 1990 của thế kỷ 20 (Hình 10).
phunu 9
Hình 10: Ba nữ danh thủ lưỡng kỳ quê hương Bình Định hồi thập niên 90 của thế kỷ 20: 

Châu Thị Ngọc Giao (ảnh trái), Hoàng Hải Bình (ảnh giữa) và Trần Thị Minh (ảnh phải) (Ảnh: Tác giả sưu tầm).
Nhân dịp ngày Phụ nữ Quốc tế 8/3/2014 chúc các nữ kỳ thủ trên cả nước luôn xinh đẹp, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp của mình.
Trụ sở chính: 47 Đường Dương Văn An, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:125-127 , D3 Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Cơ sở Quận 3: 188 Đường Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3, TP HCM
Cơ sở Quận 5: Tầng 5, Parkson Hùng Vương, 126 Hồng Bàng, Quận 5, TPHCM
Cơ sở Quận 7: R2.48 Hưng Gia 3, Đặng Đại Độ, P.Tân Phong, Q7, TP HCM
Cơ sở Long An: 86B Đường Hùng Vương, TP Tân An, Tỉnh Long An

HOTLINE :  090 264 1618

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618